Khi một đứa trẻ chưa ngoan, cha mẹ phàn nàn một hai lần sẽ có tác dụng nhưng nếu những lời giống hệt nhau cứ liên tục được lặp lại, cảm giác tội lỗi ở đứa trẻ sẽ chuyển dần sang tâm lý phản nghịch kiểu: “con cứ thích thế đấy!”
Tương tự, khi nhân viên mắc một lỗi nào đó mà lãnh đạo cứ năm lần bảy lượt nhắc về nó, nhân viên sẽ bị “dị ứng” và sinh ý chống đối.
Kỳ thực, cằn nhẵn mãi một vấn đề chính là một loại kích thích đơn điệu lặp lại, giống như “tra tấn tinh thần” khiến người tác phiền muộn và có ý chống đối. Đây được gọi là hiệu ứng vượt quá giới hạn trong tâm lý.
Cách quản lý “lải nhải” này sẽ dẫn đến những vấn đề gì?
1. Nhân viên mất tính sáng tạo, làm việc máy móc khi thấy lãnh đạo không tin tưởng mình.
2. Nhân viên luôn nơm nớp lo sợ bị phê bình, dẫn tới vô cảm với công việc, đánh mất đam mê làm việc.
3. Giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên không hiệu quả.
4. Nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc.
5. Lãnh đạo mất khả năng tư duy tổng thể về bị chi phối bởi quá nhiều tiểu tiết.
Để tránh tình trạng này, lãnh đạo cần:
1. Đi thẳng vào vấn đề.
2. Cho nhân viên không gian suy nghĩ sau khi phê bình.
3. Nhân thức rõ sức thuyết phục của luận điểm của bản thân.
4. Quan sát để biết lúc nào nên nói, lúc nào không.
ღღ lưu giữ kỷ niệm đẹp ღღ
#hộpnhạc #hopnhac #musicbox #hopnhacmusicbox #hopnhacgo #hopnhactrongsuot #hopnhacacrylic #hopnhacDIY #hopnhacdaycot #hopnhacquaytay #phale # thuytinh #quatangtinhyeu #quatangtinhnhan #tinhyeu #tinhnhan #quatang #kyniem #quakyniem #vatkyniem #DIY
Tags:
ĐẠO LÝ