Studio Ghibli đem đến cho người hâm mộ bộ phim hoạt hình tiếp theo mang tựa đề When Marnie Was There. Nhưng một nguồn tin nội bộ cho biết đây có thể sẽ là tác phẩm cuối cùng đến từ xưởng phim hoạt hình huyền thoại này.
Ra đời từ năm 1985, Studio Ghibli ghi dấu ấn với người hâm mộ qua nhiều tác phẩm hoạt hình kinh điển như My Neighbor Totoro, Grave of Fireflies (Ngôi mộ đom đóm), Princess Mononoke hay Spirited Away. Năm ngoái, thành viên chủ chốt và cũng là đạo diễn của nhiều bộ phim đến từ Ghibli, ngài Hayao Miyazaki, tuyên bố giải nghệ làm phim sau khi cho trình làng tác phẩm cuối cùng The Wind Rises. Hồi đầu năm nay, The Wind Rises nhận được đề cử giải thưởng Oscar song không thể giành chiến thắng trước một Frozen ầm ĩ đến từ Disney.
Một nguồn tin nội bộ tiết lộ với trang News Café tại Nhật Bản rằng When Marnie Was There “dường như sẽ là tác phẩm cuối cùng đến từ Studio Ghibli”. Sau đó, một trong những cổng thông tin lớn nhất tại Nhật Bản là Rakuten trích dẫn lại nguồn tin này, dù đây mới chỉ là một tin đồn chưa hề được xác nhận.
Nguồn tin giải thích từng có tin đồn về việc xưởng phim Ghibli sẽ giải tán sau khi Hayao Miyazaki tuyên bố giải nghệ với bộ phim The Wind Rises. Sau đó, nhà sản xuất kỳ cựu và là một trong những người sáng lập nên xưởng phim, ngài Toshio Suzuki, cũng quyết định giải nghệ và lui về giữ chức quản lý chung hồi mùa xuân năm nay.
“Kể từ đây, xưởng phim có thể sẽ không thực hiện ra các tác phẩm mới. Thay vào đó, họ sẽ chú trọng vào việc quản lý bản quyền”, nguồn tin tiếp tục tiết lộ. Nguồn tin này cũng bổ sung thêm rằng các bộ phim hoạt hình của Ghibli luôn chịu áp lực rất cao mỗi khi ra rạp do kinh phí sản xuất là rất lớn. Theo tính toán, mỗi bộ phim cần thu về ít nhất 10 tỷ yen (tương đương gần 100 triệu USD) để có thể đảm bảo chi phí sản xuất và có lãi. Tin còn cho biết thêm chi phí nhân công hàng năm của Ghibli rơi vào khoảng 2 tỷ yen (19,7 triệu USD) dù số lượng nhân viên là không nhiều.
Mùa thu năm 2013, tờ Asahi Shimbun từng đưa tin Ghibli Studio quyết định thuê thêm nhiều nhân công toàn thời gian tại Nhật Bản, trong khi xu hướng hiện tại của nhiều xưởng phim hoạt hình khác là đẩy công việc ra nước ngoài để tiết kiệm chi phí. Tờ báo tiết lộ dù The Wind Rises có doanh thu lên tới 9,23 tỷ yen (91 triệu USD), thì bộ phim vẫn chưa có lãi. Cùng lúc đó, The Tale of Princess Kaguya thậm chí còn có chi phí sản xuất cao hơn.
“The Tale of Princess Kaguya của đạo diễn Isao Takahata có doanh thu là 5,1 tỷ yen (50 triệu USD), và đối với Ghibli, đó là một thất bại”, nguồn tin kể lại với News Café. “Không còn giải pháp nào khác ngoài việc cho giải tán xưởng phim, bởi họ không thể vượt qua nhiều rào cản to lớn về tài chính khi cứ cho ra mắt phim mới theo chu kỳ hàng năm”.
Những người lạc quan có thể lấy Goro Miyazaki để bác bỏ loạt thông tin này. Loạt phim truyền hình đầu tiên của Ghibli mang tựa đề Ronia the Robber’s Daughter do con trai của Hayao Miyazaki thực hiện sẽ chính thức lên sóng tại Nhật Bản trong mùa thu năm nay. Có điều, loạt phim được thực hiện bằng máy vi tính thay vì bằng phương pháp vẽ tay truyền thống của Ghibli và có sự hợp tác sản xuất của Polygon Pictures.
Những người bi quan hơn lại nhớ đến thời điểm năm 2010, khi chính Hayao Miyazaki nhắc tới chuyện giải tán Ghibli. “Suzuki đang lên kế hoạch giải tán Ghibli”, vị đạo diễn huyền thoại đã nói vậy với tờ Cut Magazine. “Không đùa đâu, chúng tôi đã bàn tới chuyện đó. Ghibli có thể sẽ tiếp tục tồn tại với khoảng 5 nhân viên chuyên phụ trách các vấn đề về bản quyền khi xưởng phim bị giải thể”.
Bộ phim When Marnie Was There do đạo diễn Hiromasa Yonebayashi thực hiện vừa ra mắt khán giả Nhật Bản từ ngày 19/7 vừa qua. Hiện xưởng phim Ghibli vẫn chưa lên tiếng chính thức về những tin đồn nói trên.
-----------------------------------------------
Nhà sản xuất Toshio Suzuki của hãng Ghibli vừa thông báo rằng hãng phim hoạt hình này sẽ tạm đóng cửa bộ phận sản xuất phim dài. Nhìn chung, ai cũng biết studio sẽ gặp nhiều khó khăn sau khi Miyazaki tuyên bố nghỉ hưu; tuy nhiên đến mức đóng cửa (vô thời hạn) bộ phận phim dài thì thật bất ngờ và đáng buồn.
Mức độ nghiêm trọng của vụ đóng cửa này bị mất đâu đó giữa thái độ nhã nhặn không muốn kể xấu tình hình của người Nhật và cách hiểu thái độ này của giới báo chí. Một số trang web chuyên về hoạt hình Nhật và các tạp chí như Variety dẫn rằng ý của ông Suzuki là “tạm đóng cửa để tái cơ cấu” trong tình hình kinh tế khó khăn, bộ phận làm phim dài của Ghibli sẽ sớm hoạt động lại; còn tạp chí chuyên về phim Empire lại bảo: ý của Suzuki là cơ hội để Ghibli xuất phim hoạt hình dài có rất ít.
Nhưng dù sự nghiêm trọng có nằm ở mức nào đi nữa, việc Ghibli tạm ngưng sản xuất phim hoạt hình dài là có thật. Hiện nay Bảo tàng Ghibli vẫn hoạt động bình thường, hãng Ghibli vẫn tiếp tục quản lý vấn đề bản quyền, và sản xuất phim hoạt hình ngắn. Nếu tiến triển thuận lợi, Ghibli có thể sẽ quay lại với phim dài; còn nếu không, Ghibli chỉ có đủ vốn để duy trì được bào tàng của mình, vẽ phim quảng cáo và làm phim ngắn mà thôi.
Một trong những lý do bộ phận phim dài phải đóng cửa là vì kinh tế. Hãng Ghibli vô cùng cứng đầu, trong khi đa số các hãng hoạt hình khác bưng phần lớn việc sang Trung Quốc, Hàn Quốc, hoặc Việt Nam để giảm thiểu chi phí (do nhân công rẻ;) Ghibli hầu như chỉ dùng họa sĩ Nhật và thực hiện phần lớn công đoạn sản xuất tại Nhật. Theo thống kê, Ghibli phải trả gần 20 triệu Đô mỗi năm để nuôi nhân viên và giữ nó hoạt động.
Mọi thứ gần như ổn từ trước tới giờ do phim của Miyazaki thường đem về hơn 100 triệu Đô; tuy nhiên sau khi ông nghỉ hưu, và phim Công chúa trong ống tre của Takahata ế vé ngoài rạp, cộng với chuyện tác phẩm mới nhất của Ghibli – phim When Marnie Was There – không thành công lắm về mặt doanh thu, Suzuki đành tuyên bố đóng cửa bộ phận phim dài.
Nếu Ghibli không sản xuất phim dài nữa, thì When Marnie Was There sẽ là tác phẩm hoạt hình dài cuối cùng của hãng. Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết trẻ em của tác giả người Anh Joan G. Robinson, kể về cô bé Anna mồ côi cô độc, và trong một kỳ nghỉ hè Anna gặp Marnie, tình cảm chớm nở và Marnie trở thành người bạn đầu tiên mà Anna có. Tuy nhiên, Anna cảm thấy Marnie luôn có gì đấy khác lạ; rồi một ngày nọ, Marnie biến mất.
Đạo diễn trẻ Yonebayashi cầm cương lèo lái When Marnie Was there, và phim cũng nhận nhiều lời khen. Dù vậy, tác phẩm mới ra mắt công chúng vào tuần trước và đứng hạng 3 khiêm tốn trong bảng doanh thu phòng vé (buồn hơn nữa, khi Pokemon đứng nhất!)
Thôi đành thầm chúc hãng Ghibli sớm tìm ra giải pháp để tiếp tục làm phim dài.
Hết tin vị đạo diễn hoạt hình đại tài Hayao Miyazaki tuyên bố nghỉ hưu là đến tin nhà sản xuất Suzuki tuyên bố tạm đóng cửa hãng Ghibli. Dồn dập như thế nên các fan cứ vò đầu lo chẳng biết tương lai của hãng phim nổi tiếng Nhật Bản này sẽ ra sao.
Mới đây, đạo diễn Miyazaki có một buổi phỏng vấn với tờ báo Mỹ LA Times, và ông đã lên tiếng về tương lai của hãng phim. Tuy nhiên nghe xong rồi gần như không ai thấy bớt căng thẳng hết, vì nguy cơ Ghibli phải đóng cửa vĩnh viễn là rất lớn.
Các nhà báo cũng lo âu, hỏi rằng nếu vậy thì chắc sẽ có ai tiếp tục sự nghiệp của Miyazaki ở hãng phim chứ?
“Cái này phụ thuộc vào nỗ lực của họ, và vào chuyện liệu họ có đủ tiền, đủ may mắn để làm phim hay không,” Miyazaki đáp.
Vị đạo diễn nói mình sẽ luôn dang tay chào đón những ai còn hứng thú với hãng Ghibli, tuy nhiên ông chẳng mấy tự tin về tương lai của phim hoạt hình vẽ tay.
“Nếu các nghệ sĩ muốn làm phim vẽ tay, chắc chắn cơ hội cho họ vẫn còn đó. Nhưng cái khó khăn chính là vấn đề tài chính. Tôi nghĩ rằng thời đại của bút chì và giấy trên phim đang dần kết thúc rồi,” Miyazaki giải thích.
Đúng với bản chất, Miyazaki tỏ ra rất vô tư vui vẻ khi nói lên những lời làm fan lo sốt vó về tương lai của hãng Ghibli!
When Marnie Was There hiện bị đồn là tác phẩm cuối cùng đến từ xưởng phim hoạt hình Ghibli
Một nguồn tin nội bộ tiết lộ với trang News Café tại Nhật Bản rằng When Marnie Was There “dường như sẽ là tác phẩm cuối cùng đến từ Studio Ghibli”. Sau đó, một trong những cổng thông tin lớn nhất tại Nhật Bản là Rakuten trích dẫn lại nguồn tin này, dù đây mới chỉ là một tin đồn chưa hề được xác nhận.
Nhà làm phim huyền thoại Hayao Miyazaki từng tuyên bố ông sẽ giải nghệ làm phim sau The Wind Rises hồi năm ngoái
“Kể từ đây, xưởng phim có thể sẽ không thực hiện ra các tác phẩm mới. Thay vào đó, họ sẽ chú trọng vào việc quản lý bản quyền”, nguồn tin tiếp tục tiết lộ. Nguồn tin này cũng bổ sung thêm rằng các bộ phim hoạt hình của Ghibli luôn chịu áp lực rất cao mỗi khi ra rạp do kinh phí sản xuất là rất lớn. Theo tính toán, mỗi bộ phim cần thu về ít nhất 10 tỷ yen (tương đương gần 100 triệu USD) để có thể đảm bảo chi phí sản xuất và có lãi. Tin còn cho biết thêm chi phí nhân công hàng năm của Ghibli rơi vào khoảng 2 tỷ yen (19,7 triệu USD) dù số lượng nhân viên là không nhiều.
The Tale of Princess Kaguya bị đồn là một thất bại về doanh thu đối với Ghibli
“The Tale of Princess Kaguya của đạo diễn Isao Takahata có doanh thu là 5,1 tỷ yen (50 triệu USD), và đối với Ghibli, đó là một thất bại”, nguồn tin kể lại với News Café. “Không còn giải pháp nào khác ngoài việc cho giải tán xưởng phim, bởi họ không thể vượt qua nhiều rào cản to lớn về tài chính khi cứ cho ra mắt phim mới theo chu kỳ hàng năm”.
Loạt phim truyền hình Ronia the Robber’s Daughter do Goro Miyazaki thực hiện còn có sự tham gia của Polygon Pictures
Những người bi quan hơn lại nhớ đến thời điểm năm 2010, khi chính Hayao Miyazaki nhắc tới chuyện giải tán Ghibli. “Suzuki đang lên kế hoạch giải tán Ghibli”, vị đạo diễn huyền thoại đã nói vậy với tờ Cut Magazine. “Không đùa đâu, chúng tôi đã bàn tới chuyện đó. Ghibli có thể sẽ tiếp tục tồn tại với khoảng 5 nhân viên chuyên phụ trách các vấn đề về bản quyền khi xưởng phim bị giải thể”.
Bộ phim When Marnie Was There do đạo diễn Hiromasa Yonebayashi thực hiện vừa ra mắt khán giả Nhật Bản từ ngày 19/7 vừa qua. Hiện xưởng phim Ghibli vẫn chưa lên tiếng chính thức về những tin đồn nói trên.
-----------------------------------------------
Nhà sản xuất Toshio Suzuki của hãng Ghibli vừa thông báo rằng hãng phim hoạt hình này sẽ tạm đóng cửa bộ phận sản xuất phim dài. Nhìn chung, ai cũng biết studio sẽ gặp nhiều khó khăn sau khi Miyazaki tuyên bố nghỉ hưu; tuy nhiên đến mức đóng cửa (vô thời hạn) bộ phận phim dài thì thật bất ngờ và đáng buồn.
Bàn làm việc của Miyazaki tại Ghibli.
Toshio Suzuki (trái) và Miyazaki. Ông Suzuki là người lo phần hoạt động của công ty, tính toán chi phí, cách tổ chức… để Miyazaki cùng các đạo diễn khác an tâm làm phim.
Bảo tàng Ghibli tại Nhật.
Mọi thứ gần như ổn từ trước tới giờ do phim của Miyazaki thường đem về hơn 100 triệu Đô; tuy nhiên sau khi ông nghỉ hưu, và phim Công chúa trong ống tre của Takahata ế vé ngoài rạp, cộng với chuyện tác phẩm mới nhất của Ghibli – phim When Marnie Was There – không thành công lắm về mặt doanh thu, Suzuki đành tuyên bố đóng cửa bộ phận phim dài.
Poster cho “When Marnie Was There” (Tạm dịch: Khi Marnie ở bên tôi.)
Phác họa nhân vật Anna của Ghibli.
Thôi đành thầm chúc hãng Ghibli sớm tìm ra giải pháp để tiếp tục làm phim dài.
-----------------------------------------------
Ảnh hiếm hoi chụp bên trong hãng Ghibli thời chưa đóng cửa: các nhân viên đang hí hoáy vẽ
Thời còn làm việc, đạo diễn Miyazaki ngồi vẽ nhiều quá nên hay đau lưng, lâu lâu phải đứng lên vươn người như vầy
“Cái này phụ thuộc vào nỗ lực của họ, và vào chuyện liệu họ có đủ tiền, đủ may mắn để làm phim hay không,” Miyazaki đáp.
Vị đạo diễn nói mình sẽ luôn dang tay chào đón những ai còn hứng thú với hãng Ghibli, tuy nhiên ông chẳng mấy tự tin về tương lai của phim hoạt hình vẽ tay.
“Nếu các nghệ sĩ muốn làm phim vẽ tay, chắc chắn cơ hội cho họ vẫn còn đó. Nhưng cái khó khăn chính là vấn đề tài chính. Tôi nghĩ rằng thời đại của bút chì và giấy trên phim đang dần kết thúc rồi,” Miyazaki giải thích.
Một cảnh trong “The Wind Rises” – tác phẩm vẽ tay cuối cùng của Miyazaki. Thấy cảnh các kỹ sư máy bay hì hục vẽ thấy thương quá, làm nhớ tới cảnh các nhân viên Ghibli cũng vẽ miệt mài như vậy.
Một cảnh trong “When Marnie was there”. Nếu có bề gì thì đây sẽ là tác phẩm dài cuối cùng của hãng Ghibli.
#hộpnhạc #hopnhac #musicbox #hopnhacmusicbox #hopnhacgo #hopnhactrongsuot #hopnhacacrylic #hopnhacDIY #hopnhacdaycot #hopnhacquaytay #phale # thuytinh #quatangtinhyeu #quatangtinhnhan #tinhyeu #tinhnhan #quatang #kyniem #quakyniem #vatkyniem #DIYღღ lưu giữ kỷ niệm đẹp ღღ
Tags:
ĐÓ ĐÂY