[Ghibli] - NHỮNG ĐIỀU CÓ THẬT BƯỚC RA TỪ CÁC BỘ PHIM HOẠT HÌNH GHIBLI

Khung cảnh trong các bộ phim hoạt hình quen thuộc của Nhật Bản không hoàn toàn dựng lên từ trí tưởng tượng, mà còn do mô phỏng lại các điểm du lịch nổi tiếng thế giới.


Thế giới bí mật của Arriety (The secret world of Arriety): Bộ phim được hãng Ghibli sản xuất năm 2010, nội dung xoay quanh câu chuyện tình bạn giữa cô bé tí hon Arriety và cậu bạn Sho bị bệnh tim từ nhỏ. Khung cảnh thiên nhiên trong trẻo của phim được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của công viên Koganei (Tokyo, Nhật Bản). Ảnh: Ghiblimovies.


Koganei là công viên lớn thứ hai ở Tokyo. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi những loài hoa đủ sắc màu được trồng khắp công viên. Công viên này cũng là điểm đến quen thuộc người dân Tokyo đặc biệt yêu thích. Ảnh: All about Japan.


Lâu đài trên mây (Castle in the sky): Hình ảnh lâu đài cổ kính trong bộ phim Lâu đài trên mây của hãng Ghibli được xây dựng dựa trên địa điểm có thực ngoài đời là công viên Paronella (Queensland, Australia). Tại đây có một lâu đài cổ, bao quanh là cây cối rậm rạp, khung cảnh hệt trong những thước phim hoạt hình nổi tiếng. Ảnh: Ghiblimovies.


Porco Rosso: Bộ phim hoạt hình quen thuộc này có bối cảnh vào thời Thế chiến thứ 1. Nội dung phim xoay quanh câu chuyện của phi công Porco Rosso mang gương mặt heo do trúng một lời nguyền. Nơi ẩn náu bí mật của Porco được tạo hình từ vịnh Stiniva trên đảo Vis (Croatia). Ảnh: 8mscandy.


Vịnh Stiniva được ví như chốn thiên đường bị lãng quên bởi vẻ đẹp hoang sơ. Nơi đây có bãi biển đầy sỏi nhiều màu, làn nước xanh như ngọc, dãy núi đá vôi dựng đứng, quây lại thành hang động kỳ vĩ. Ảnh: Irenaslovacek.


Cô phù thủy Kiki (Kiki’s Delivery Service ): Đạo diễn Hayao Miyazaki của bộ phim này lần đầu tới Thụy Điển năm 1970 theo một lời đề nghị hợp tác sản xuất phim. Có lẽ, chuyến đi đó là niềm cảm hứng để ông đưa hình ảnh những thành phố từ thời trung cổ của Thụy Điển vào bộ phim Cô phù thủy Kiki.


Visby (Gotland, Thụy Điển) và Gamla Stan (Stockholm, Thụy Điển) là hai địa điểm được tái hiện chân thực trong bộ phim này. Thị trấn Visby với những con đường lát đá cuội, ngôi nhà ngói đỏ đã trở thành di sản thế giới được UNESCO công nhận. Ảnh: future0814.


Hàng xóm của tôi là Totoro (My Neighbor Totoro): Bộ phim cảm động của đạo diễn Hayao Miyazaki là một phần tuổi thơ của nhiều khán giả Việt. Khu rừng quen thuộc trong phim chính là quang cảnh thiên nhiên xinh đẹp trên đồi Sayama (Tokyo). Ảnh: Midlypleased.


Đồi Sayama được biết đến là thiên đường phía tây bắc Tokyo. Nơi đây có hồ Tama và Sayama trong vắt cùng các loại thực vật rừng đa dạng. Ngoài ra, khu vực đồi còn có 4 công viên lớn, là nơi diễn ra các hoạt động như ngắm hoa anh đào, dã ngoại, tổ chức hội chợ bán gốm và một số mặt hàng thủ công. Ảnh: Ghiblimovies.


Lâu đài của phù thủy Howl (Howl’s Moving Castl): Không khó để nhận ra bối cảnh quen thuộc trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Lâu đài của phù thủy Howl. Phim có nguồn cảm hứng từ quang cảnh thị trấn Colmar (Pháp) vào khoảng thế kỷ 17, 18. Ảnh: Ghiblimovies.


Colmar được biết đến là thị trấn cổ đầy sắc màu. Hấp dẫn du khách bởi những ngôi nhà nhiều cửa sổ mang đậm lối kiến trúc Pháp. Colmar được mệnh danh là thị trấn đẹp nhất thế giới. Ảnh: Ghiblimovies.


Vùng đất linh hồn (Spirited Away): Khán giả Việt không còn xa lạ về chuyến phiêu lưu của cô bé Chihiro tới vùng đất linh hồn. Hầu hết chi tiết trong phim đều gắn liền với điểm du lịch nổi tiếng, ngôi làng cổ Cửu Phần (Đài Loan, Trung Quốc). Ảnh: Rogerebert


Rồng Haku trong phim được mô phỏng từ những con rồng trên mái đền thờ ở đường vào Cửu Phần, lồng đèn và đường phố đều được phác họa giống với thực tế. Thậm chí, chi tiết mỏ vàng, quán trà kiểu Nhật, đồ ăn ngập tràn trong chợ, cuộc sống về đêm, đều tương đồng với cuộc sống của người dân Cửu Phần.

----------------------------------------------------------------

Sức hút từ cái tên Ghibli và những bộ phim của hãng đã làm nhiều cuốn sách đổi đời, nhưng không phải lúc nào cũng theo chiều hướng tốt.

Hãng phim Ghibli nổi tiếng khắp thế giới với những bộ phim hoạt hình tuyệt đẹp và được yêu thích như Vùng đất linh hồn, Mộ đom đóm, Hàng xóm tôi là Totoro, Lâu đài bay của pháp sư Howl… nhưng ít ai biết được hơn một nửa trong số đó là các tác phẩm được chuyển thể từ sách và manga. Những cuốn sách dưới đây, nhờ các bộ phim chuyển thể của Ghibli mà đã được thay đổi hoàn toàn ấn tượng trong lòng công chúng.

"Lâu đài bay của pháp sư Howl" - Tác phẩm chuyển thể nâng tầm giá trị của cuốn sách

Trước khi được đạo diễn Hayao Miyazaki chuyển thể thành phim hoạt hình vào năm 2004, bộ phim thậm chí còn được đề cử giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất, cuốn sách Lâu đài bay của Pháp sư Howl của tác giả Diana Wynne Jones là một cuốn sách hay nhưng chưa được biết đến rộng rãi.

Cuốn sách kể về cô gái trẻ Sophie, 17 tuổi, sau một lần đụng độ với Phù thủy xứ Watse đã bị yểm bùa biến thành một bà lão 90 tuổi. Quyết tâm bỏ đi để tìm vận mệnh mới cho mình, Sophie bắt gặp tòa lâu đài kỳ dị của pháp sư Howl, người được đồn thổi là vô cùng độc ác và đánh cắp trái tim các cô gái trẻ và tình cờ trở thành người quét dọn cho lâu đài. Trong lúc này, Sophie vẫn tìm mọi cách để phá bỏ lời nguyền của mình, đồng thời cũng phát hiện ra những bí mật của Howl và con quỷ lò sưởi Calcifer.


Bộ phim Lâu đài bay của Pháp sư Howl đã giúp cuốn sách của Diana Wynne Jones được yêu thích khắp thế giới sau hơn hai thập kỷ được xuất bản

Jones xuất bản cuốn sách vào năm 1986 vào thời kỳ đỉnh cao của bà, khi một loạt những bộ sách fantasy của bà khi ấy được yêu thích rộng rãi như Biên niên sử Chrestomanci hay series Dalemark Quartet. Bà viết phần hai của cuốn sách vào năm 1990 với tựa đề Lâu đài trên mây, và phần ba Ngôi nhà nghìn hành lang năm 2008, bốn năm sau khi bộ phim của Ghibli ra mắt.

Mùa hè năm 2004, đích thân đạo diễn Miyazaki đã đến Anh và cho Jones xem bộ phim được hoàn thiện trước khi nó được phát hành. Bản thân Jones rất yêu thích bộ phim, bà cho biết dù có nhiều điểm khác biệt so với cuốn sách của bà nhưng bộ phim vẫn rất tuyệt vời.

Khi mới được xuất bản, cuốn sách Lâu đài bay của pháp sư Howl chỉ giành vị trí á quân cho giải thưởng Boston Globe-Horn Book diễn ra hàng năm, nhưng nhờ bộ phim mà 20 năm sau vào năm 2006, cuốn sách đã chiến thắng giải Phoenix để vinh danh những cuốn sách được yêu thích trở lại sau hai thập kỷ, giống như sự trỗi dậy từ tro tàn của loài chim phượng hoàng.

Tờ WorldCat cũng tiết lộ rằng Lâu đài bay của Pháp sư Howl là cuốn sách được lưu trữ trong các thư viện rộng khắp nhất trong số các tác phẩm của Diana Wynne Jones. Năm 2019, The Folio Society, một nhà xuất bản của Anh chuyên chế tác lại các tác phẩm hay nhất dưới các ấn bản đặc biệt đã tổ chức một cuộc thi vẽ tranh minh họa và thiết kế bìa cho cuốn sách Lâu đài bay của pháp sư Howl, bên cạnh các tác phẩm kinh điển trước đó như Sherlock Holmes, 451 độ F, Bác sĩ Zhivago… Cuộc thi đã thu hút hơn 500 họa sĩ đến từ 47 nước trên thế giới với nhiều bài dự thi chất lượng, mang đến màu sắc hoàn toàn mới lạ và khác biệt so với bộ phim năm 2004 của hãng phim Ghibli.

"Mộ đom đóm" - Phiên bản phim thành công ngoài sức mong đợi, lấn át cả cuốn sách

Mộ đom đóm là cuốn truyện ngắn được viết dưới dạng bán tự truyện của tác giả Akiyuki Nosaka như một lời xin lỗi của tác giả gửi đến em gái mình. Truyện ngắn này được xuất bản lần đầu năm 1967 trên tờ All For Reading, một tờ tạp chí văn học hàng tháng tại Nhật. Truyện ngắn Mộ đom đóm đã đem lại cho Nosaka giải thưởng Naoki cho tác phẩm văn học được yêu thích.

Mộ đom đóm mở đầu bằng một câu nói khiến người đọc phải ám ảnh mãi: ''Ngày 21 tháng 9 năm 1945, đó là cái ngày mà tôi đã chết đi.'' - 19 ngày sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Trong những ngày tháng cuối cùng của chiến tranh, hai anh em Seita và Setsuko sống nương tựa vào nhau dưới làn bom đạn, chờ đợi chiến tranh qua đi. Nhưng cuộc đời Setsuko quá ngắn ngủi vì bệnh tật và đói nghèo, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho người anh Seita.


Thành công của phiên bản phim Mộ đom đóm đã khiến nhiều người không biết đến cuốn sách của Akiyuki Nosaka

Nosaka viết Mộ đom đóm dựa trên chính những trải nghiệm thời chiến tranh của ông, khi cha nuôi qua đời vì bom đạn và em gái thì thiếu ăn đến chết. Tác giả luôn cho rằng mình phải chịu trách nhiệm về cái chết đó và ông viết cuốn tiểu thuyết như để đền bù cho em gái mình và cũng để giúp ông chấp nhận bi kịch của quá khứ. Từ thành công của Mộ đom đóm mà Nosaka được xếp vào Thế hệ tro tàn của Nhật Bản, bên cạnh các nhà văn nổi tiếng khác như Oe Kenzaburo và Oda Makoto.

Akiyuki Nosaka đã từ chối rất nhiều lời đề nghị chuyển thể tác phẩm của ông thành phim người đóng vì lo sợ khó dựng lại được bối cảnh thời chiến tranh giống trong truyện. Tuy nhiên, với sự thuyết phục của đạo diễn Isao Takahata, ông đã đồng ý để hãng phim Ghibli chuyển thể thành phim hoạt hình.

Bộ phim sau đó là một hiện tượng không chỉ ở Nhật Bản mà còn được yêu thích trên toàn thế giới, luôn nằm trong top những phim hoạt hình hay nhất hoặc phim chủ đề Thế chiến thứ 2 hay nhất. Trên thực tế, bộ phim năm 1988 của Takahata nổi tiếng đến mức lấn át hoàn toàn cuốn sách của Nosaka. Ngày nay khi nhắc đến Mộ đom đóm, người ta hầu như chỉ nhớ đến bộ phim tuyệt đẹp của hãng Ghibli mà ít biết đến sự tồn tại của câu chuyện đầu tiên mà nó được chuyển thể thành kịch bản.

"Truyện kể xứ Hải Địa" - Nỗi thất vọng của tác giả trước một bộ phim khác biệt

Bộ sách về xứ Hải Địa là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn người Mỹ Ursula K. Le Guin kể về một xứ sở mà trên mỗi hòn đảo đều có các thầy lang và phù thủy, nơi mà pháp thuật là thứ thiết yếu không kém gì bánh mì và tuyệt vời chẳng khác nào âm nhạc. Bộ sách gồm sáu cuốn, kể về cuộc phiêu lưu của chàng pháp sư Chim Cắt để bảo vệ xứ Hải Địa yên bình khỏi những thế lực pháp thuật hắc ám.

Xứ Hải Địa của Le Guin thường được liệt kê trong những thế giới phép thuật nổi tiếng nhất bên cạnh xứ Trung Địa của J.R.R Tolkien và Narnia của C.S Lewis. Bộ sách của bà giành được vô số giải thưởng quan trọng cho mảng văn học giả tưởng và văn học thiếu nhi như Nebula Award, World Fantasy Award, Boston Globe-Horn Book Award, Huân chương Newbery… Năm 2019, tờ BBC News đã xếp bộ xứ Hải Địa trong top 100 những tiểu thuyết ảnh hưởng nhất thế giới.


Tác giả bộ sách về xứ Hải Địa đã rất thất vọng khi nhà làm phim Ghibli không hiểu được câu chuyện của bà

Bộ phim Tales from Earthsea của hãng phim Ghibli có nội dung được dựa trên các tập sách về xứ Hải Địa của Le Guin, do đạo diễn Goro Miyazaki, con trai Hayao Miyazaki thực hiện. Trong quá khứ, Le Guin đã nhiều lần từ chối lời đề nghị chuyển thể từ đạo diễn Hayao Miyazaki, nhưng vì yêu thích các bộ phim hoạt hình của ông, đặc biệt là sau khi Miyazaki chiến thắng giải Oscar với bộ phim Spirited Away, bà đã cho phép hãng Ghibli quyền sáng tạo trên các tác phẩm của mình.

Đáng tiếc rằng Tales from Earthsea lại là một trong những bộ phim yếu nhất của hãng Ghibli. Tác giả Le Guin thậm chí còn rất thất vọng khi thấy bộ phim trở nên quá khác biệt so với tác phẩm của bà, và các nhà làm phim đã không hiểu được câu chuyện mà bà gửi gắm tới độc giả.

Bộ phim nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía các nhà phê bình và khán giả và thường bị so sánh với các tác phẩm khác của Ghibli. Năm 2006, Goro Miyazaki còn được đề cử hạng mục Đạo diễn tệ nhất ở giải Bunshun Raspberry của Nhật Bản, còn Tales from Earthsea ẵm giải Bộ phim tệ nhất, nhưng đến năm 2007 thì bộ phim lại được đề cử cho Phim hoạt hình hay nhất của Japan Academy Prize.

Dù âm nhạc và hình ảnh phim rất đẹp, nhưng bộ phim của Goro Miyazaki đã không thể làm sống lại một tác phẩm giả tưởng được yêu thích của Le Guin, và là điều mà gần như không muốn nhắc đến mỗi khi nói về cuốn sách của mình. Sau hai lần bộ xứ Hải Đại được chuyển thể (một mini series và một phim hoạt hình), với nỗi thất vọng khôn nguôi, Ursula K. Le Guin đã không bán bản quyền cho bất cứ hãng phim nào nữa cho đến khi bà qua đời năm 2018.

ღღ lưu giữ kỷ niệm đẹp ღღ

#hộpnhạc #hopnhac #musicbox #hopnhacmusicbox #hopnhacgo #hopnhactrongsuot #hopnhacacrylic #hopnhacDIY #hopnhacdaycot #hopnhacquaytay #phale # thuytinh #quatangtinhyeu #quatangtinhnhan #tinhyeu #tinhnhan #quatang #kyniem #quakyniem #vatkyniem #DIY

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn