Những chiếc hộp dù chỉ chơi duy nhất một bản nhạc nhưng có giá lên tới vài ngàn USD. Nếu được tận mắt nhìn thấy những chiếc hộp tuyệt đẹp này, được nghe âm thanh trong trẻo chưa từng thấy phát ra từ những cỗ máy tinh xảo ấy thì chắc sẽ không còn ai thắc mắc về cái sự đắt tiền của nó.
5 năm trước, trong một chuyến đi tới thành phố Munich của Đức, tôi và một người bạn Việt Nam đã bị cuốn vào một cửa hàng lưu niệm với những món đồ vô cùng thú vị. Sau hàng giờ ngắm nghía, cả hai cùng ra về với một chiếc hộp nhạc trong tay có dòng chữ: Bohme Music cùng bản nhạc Edelweiss mà mỗi lần muốn nghe lại phải lên giây cót.
Chiếc máy quay nhạc được bao phủ bằng một lớp kính trong suốt để người nghe có thể nhìn thấy toàn bộ cỗ máy chơi nhạc chuyển động. Dù không phải là một món đồ đắt tiền nhưng chiếc hộp nhạc này đến nay vẫn được tôi dành một vị trí thật đẹp trong chiếc tủ kính ở phòng khách.
Chiếc hộp gỗ được làm rất tinh tế.
Hình dáng của chúng cũng rất quyến rũ.
Ông đồng ý tiếp chúng tôi, đồng ý cho chụp hình những chiếc hộp nhạc quý với điều kiện bài viết không được nhắc đến tên mình. Lý do là ông không muốn trở thành một người khoe khoang. và lên báo chỉ đơn giản là muốn chia sẻ một thú chơi văn hóa.
Chiếc hộp nhạc này chỉ chơi duy nhất bản Canon in D nhưng có giá không hề rẻ.
Tuy nhiên, gây ấn tượng nhất với chúng tôi lại là chiếc hộp nhạc có vỏ ngoài bằng pha lê với 4 chân đỡ bằng kim loại có hình dáng lạ mắt. Nghe bản Ave Maria phát ra từ chiếc hộp trong vắt và khác lạ. Ông tiết lộ rằng chiếc hộp nhạc của hãng Reuge này có giá lên tới cả trăm triệu đồng do lớp hộp bên ngoài là pha lê quý hiếm và cực kỳ khó mua.
Hộp nhạc có vỏ bằng pha lê được thiết kế chân đỡ ấn tượng.
Trong số này có hộp nhạc xuất xứ từ Ý với những chiếc khay đựng thuốc lá được làm vô cùng ấn tượng từ thập niên 1970. Ông tình cờ thấy chiếc hộp này được giao bán trên một trang mạng bán đồ cũ và bỏ giá 120 USD. Vài ngày sau ông được thông báo là đã trúng trong cuộc đấu giá này. Điều này khiến ông bất ngờ bởi giá thị trường của chúng cũng phải lên đến 5000 USD.
Hộp nhạc sứ tuyệt đẹp kết hợp với những khay bỏ gạt tàn lạ mắt.
Ông bảo: "Đây là những cái tôi thích từ nhỏ mà hộp nhạc thì rất nhiều người thích dù đôi khi nó chơi đi chơi lại 1 bản nhạc. Nó gắn với hình ảnh tuổi thơ vì ở châu Âu hộp nhạc gắn liền với những câu chuyện cổ tích. Thêm nữa âm nhạc của nó trong trẻo hiếm có. Thứ ba, đây là sản phẩm mỹ thuật cực kỳ cao cấp, đắt hơn cả đồng hồ và bảo quản được rất lâu.
Nó là món quà rất quý cho người thân trong nhà. Mỗi khi có dịp tụ họp người thân, những bản nhạc phát ra từ chiếc hộp tạo cảm giác rất thánh thiện chứ không chỉ mang ý nghĩa giải trí thuần túy như việc mở nhạc bằng đĩa CD. Với tôi, hộp nhạc là cái gì đó rất hoàn thiện từ hình dáng, kỹ thuật đến âm thanh".
Họa tiết trên vỏ hộp được cẩn gỗ rất tinh xảo.
Thêm nữa chúng còn được thiết kế rất ấn tượng và hầu hết được cẩn gỗ với những họa tiết vô cùng tinh xảo. Có lẽ chính vì lý do này mà càng ngày càng có nhiều người thích sưu tầm những chiếc hộp nhạc cho dù chúng đắt tiền và kén người chơi.
Những cỗ máy đa phần được làm từ thép không gỉ.
Reuge được thành lập cách đây hơn 200 năm và hiện là nhà sản xuất hộp nhạc danh tiếng nhất trên thế giới. Các hộp nhạc của Reuge từng được dùng làm quà tặng những nhân vật tên tuổi vào các dịp đặc biệt như mừng ông Bush đắc cử Tổng thống Mỹ, Nhật Hoàng lên ngôi hay sinh nhật Giáo hoàng...
Các hộp nhạc có từ 12, 18, 32, 36, 50, 72, 144 nốt và có thể chơi từ 1 đến nhiều bản nhạc. Giá thành của chúng cũng rất khác nhau tùy vào độ khó, sự cầu kỳ cũng như chất liệu.
Ví dụ hộp nhạc Singing bird của Reuge dù chỉ bé bằng bao diêm nhưng có giá hàng chục ngàn USD. Do vậy, chơi hộp nhạc không chỉ là một thú chơi tinh tế mà còn rất tốn kém.
-------------------------------------
MusicMachine No.1 – Như tên gọi là một chiếc hộp nhạc – Music Box, được sản xuất với sự hợp tác của REUGE (Thụy Sĩ), 1 trong những nhà sản xuất hộp nhạc tên tuổi nhất thế giới. Hộp nhạc cũng là một món đồ rất được ưa chuộng bởi những người yêu thích sự hoài cổ, có cách hoạt động gần giống với đồng hồ vặn cót, chỉ khác là lên dây thì phát nhạc chứ không quay kim.
Với chân vịt kép và xy-lanh bạc đôi bằng bạc, MusicMachine No. 1 trông giống như một phi thuyền vũ trụ hơn là một chiếc hộp nhạc truyền thống. Mỗi xy-lanh có thể phát 3 giai điệu khác nhau – các giai điệu này được chọn lựa bởi đích thân giám đốc sáng tạo và cũng là người thành lập MB&F Maximilian – 1 fan bự của thể loại film khoa học viễn tưởng và film truyền hình.
Xy-lanh bên trái sẽ phát nhạc nền của bộ film kinh điển Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao, bản Imperial March (tạm dịch Tháng Ba Huy Hoàng) trong phần V: Đế Chế Phản Công và nhạc nền của film Star Trek. Xy-lanh bên phải phát bản Another Brick in the Wall của ban nhạc rock Anh Quốc Pink Floyd, bản Smoke on the Water của ban nhạc Deep Purple và bản Image đã làm nên biểu tượng cho John Lennon – cựu thành viên The Beatles.
“Giống như mọi đứa trẻ khác, khi còn bé, tôi cũng nghĩ rằng nhiệm vụ chính của tôi là giải cứu thế giới” – Busser nói – “Và với MusicMachine, tôi lại một lần nữa trở về giấc mơ thời thơ ấu với những anh hùng như Luke Skywalker và đại úy James T. Kirk”. Đó là Hoa Kỳ, đất nước mà gần như mọi đứa trẻ đều xem Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao. Còn đối với thế hệ của tôi và riêng cá nhân tôi – Dũng Sĩ Hesman là hình ảnh mang theo trong cả bữa ăn, giấc ngủ và mang trí tưởng tượng cùng những giấc mơ bay bổng thật xa xôi.
Trở lại với MusicMachine No. 1, chiếc hộp âm nhạc này sử dụng khá nhiều kỹ thuật trong ngành chế tác đồng hồ. Năng lượng được tạo ra và lưu giữu, truyền động bằng cách lên dây cót, phần hoàn thiện trang trí cũng được xử lý giống hệt khi chế tác đồng hồ cao cấp. MusicMachine No. 1 sử dụng 2 bộ máy độc lập cho mỗi chân vịt. Đáng tiếc là các thông số kỹ thuật chi tiết Blog vẫn chưa cập nhật được để chúng ta có cái nhìn chi tiết hơn.
MusicMachine No. 1 thuộc phiên bản hạn chế, chỉ có 66 chiếc được xuất xưởng, trong đó có 33 chiếc tone trắng và 33 chiếc tone đen. Dự đoán chúng sẽ đến tay những nhà sưu tập nghệ thuật giàu có là chủ yếu.
Với chân vịt kép và xy-lanh bạc đôi bằng bạc, MusicMachine No. 1 trông giống như một phi thuyền vũ trụ hơn là một chiếc hộp nhạc truyền thống. Mỗi xy-lanh có thể phát 3 giai điệu khác nhau – các giai điệu này được chọn lựa bởi đích thân giám đốc sáng tạo và cũng là người thành lập MB&F Maximilian – 1 fan bự của thể loại film khoa học viễn tưởng và film truyền hình.
Xy-lanh bên trái sẽ phát nhạc nền của bộ film kinh điển Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao, bản Imperial March (tạm dịch Tháng Ba Huy Hoàng) trong phần V: Đế Chế Phản Công và nhạc nền của film Star Trek. Xy-lanh bên phải phát bản Another Brick in the Wall của ban nhạc rock Anh Quốc Pink Floyd, bản Smoke on the Water của ban nhạc Deep Purple và bản Image đã làm nên biểu tượng cho John Lennon – cựu thành viên The Beatles.
“Giống như mọi đứa trẻ khác, khi còn bé, tôi cũng nghĩ rằng nhiệm vụ chính của tôi là giải cứu thế giới” – Busser nói – “Và với MusicMachine, tôi lại một lần nữa trở về giấc mơ thời thơ ấu với những anh hùng như Luke Skywalker và đại úy James T. Kirk”. Đó là Hoa Kỳ, đất nước mà gần như mọi đứa trẻ đều xem Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao. Còn đối với thế hệ của tôi và riêng cá nhân tôi – Dũng Sĩ Hesman là hình ảnh mang theo trong cả bữa ăn, giấc ngủ và mang trí tưởng tượng cùng những giấc mơ bay bổng thật xa xôi.
Trở lại với MusicMachine No. 1, chiếc hộp âm nhạc này sử dụng khá nhiều kỹ thuật trong ngành chế tác đồng hồ. Năng lượng được tạo ra và lưu giữu, truyền động bằng cách lên dây cót, phần hoàn thiện trang trí cũng được xử lý giống hệt khi chế tác đồng hồ cao cấp. MusicMachine No. 1 sử dụng 2 bộ máy độc lập cho mỗi chân vịt. Đáng tiếc là các thông số kỹ thuật chi tiết Blog vẫn chưa cập nhật được để chúng ta có cái nhìn chi tiết hơn.
MusicMachine No. 1 thuộc phiên bản hạn chế, chỉ có 66 chiếc được xuất xưởng, trong đó có 33 chiếc tone trắng và 33 chiếc tone đen. Dự đoán chúng sẽ đến tay những nhà sưu tập nghệ thuật giàu có là chủ yếu.
-------------------------------------
Âm thanh được tạo ra bởi một chiếc hộp nhạc thủ công khổng lồ, vận hành bằng 2000 viên bi sẽ đặc biệt đến thế nào?
Chiếc hộp nhạc khổng lồ được nhạc sĩ người Thụy Điển – Martin Molin chế tạo thủ công trong vòng 16 tháng. Điểm đặc biệt của cỗ máy cơ khí này là toàn bộ giai điệu mà nó tạo ra đều đến từ chuyển động của 2000 viên bi nằm bên trong.
Chiếc hộp nhạc khổng lồ được nhạc sĩ người Thụy Điển – Martin Molin chế tạo thủ công trong vòng 16 tháng. Điểm đặc biệt của cỗ máy cơ khí này là toàn bộ giai điệu mà nó tạo ra đều đến từ chuyển động của 2000 viên bi nằm bên trong.
-------------------------------
Hộp nhạc Tiến quân ca do hãng Reuge sản xuất trong dây chuyền hoàn toàn thủ công từ Thụy Sỹ, lấy cảm hứng từ họa tiết hoa văn trên trống đồng Đông Sơn Việt Nam và chỉ giới hạn 88 chiếc trên thế giới được giới thiệu vào năm 2013.
Đây là bộ sản phẩm được thiết kế sau chuyến thăm Việt Nam của CEO Reuge - ông Kurt Kupper năm 2011. Khi đó, trong lần đi ăn tại một nhà hàng (TP HCM), vị này tình cờ bắt gặp chiếc trống đồng cổ được trưng bày. Sau khi được nghe chủ nhà hàng kể về văn hóa Đông Sơn, ý tưởng về bộ sưu tập lấy cảm hứng từ họa tiết Trống đồng được lãnh đạo Reuge ấp ủ.
Một trong những khó khăn lớn nhất khi chế tác hộp nhạc Reuge Dong Son là việc chuyển soạn bản nhạc. Ban đầu hãng chọn 32 nốt của bài Tiến quân ca nhưng sau khi được các nghệ nhân tại Thụy Sĩ thử nghiệm và tinh chỉnh đã nâng lên thành 72 nốt nhằm truyền tải hết tinh thần của bản nhạc này.
Quy trình sản xuất và lắp ráp gần như hoàn toàn thủ công để đảm bảo âm thanh chuẩn xác của từng nốt nhạc, mỗi răng lược và kim âm đều được các nghệ nhân Thụy Sỹ canh chỉnh tỉ mỉ, trung bình mất từ 6-8 tháng để hoàn thành bộ nhạc này.
Hộp nhạc Reuge Là một sản phẩm truyền thống của Thụy Sĩ do Charles Reuge - người đã phát minh chiếc đồng hồ bỏ túi phát nhạc đầu tiên trên thế giới thiết kế tại Sainte-Croix cách đây 150 năm, đến nay, hộp nhạc vẫn là món đồ xa xỉ được giới thượng lưu nhiều nước rất ưa chuộng.
Đây là bộ sản phẩm được thiết kế sau chuyến thăm Việt Nam của CEO Reuge - ông Kurt Kupper năm 2011. Khi đó, trong lần đi ăn tại một nhà hàng (TP HCM), vị này tình cờ bắt gặp chiếc trống đồng cổ được trưng bày. Sau khi được nghe chủ nhà hàng kể về văn hóa Đông Sơn, ý tưởng về bộ sưu tập lấy cảm hứng từ họa tiết Trống đồng được lãnh đạo Reuge ấp ủ.
Ngoài họa tiết khắc bên ngoài nắp hộp, lãnh đạo hãng cũng quyết định lựa chọn bài "Tiến quân ca" của nhạc sĩ Văn Cao, đồng thời là Quốc ca Việt Nam làm âm thanh cho sản phẩm để phát hành toàn thế giới. Bởi theo ông “không gì có sức gợi mạnh mẽ hơn về một quốc gia như bản quốc ca”
Họa tiết trống đồng Đông Sơn được khảm trực tiếp lên nắp hộp nhạc
Phần thân hộp nhạc được làm bằng gỗ phong đen cao cấp, các chi tiết bên trong được kết hợp giữa hợp kim thép và đồng
Ngoài hộp nhạc ở giữa, ngăn bên trái được thiết kế riêng để chứa đồng hồ, ngăn bên phải nhỏ hơn để đựng đồ trang sức
Các ngăn được trải nhung cao cấp nhằm bảo quản các trang sức quý. Hộp nhạc bán không kèm đồng hồ
Dưới nắp hộp là bảng thông tin chú thích "Bộ sưu tập Việt Nam, phiên bản giới hạn 88 chiếc, phát bản nhạc 72 nốt"
Một trong những khó khăn lớn nhất khi chế tác hộp nhạc Reuge Dong Son là việc chuyển soạn bản nhạc. Ban đầu hãng chọn 32 nốt của bài Tiến quân ca nhưng sau khi được các nghệ nhân tại Thụy Sĩ thử nghiệm và tinh chỉnh đã nâng lên thành 72 nốt nhằm truyền tải hết tinh thần của bản nhạc này.
Quy trình sản xuất và lắp ráp gần như hoàn toàn thủ công để đảm bảo âm thanh chuẩn xác của từng nốt nhạc, mỗi răng lược và kim âm đều được các nghệ nhân Thụy Sỹ canh chỉnh tỉ mỉ, trung bình mất từ 6-8 tháng để hoàn thành bộ nhạc này.
Hộp nhạc Reuge Là một sản phẩm truyền thống của Thụy Sĩ do Charles Reuge - người đã phát minh chiếc đồng hồ bỏ túi phát nhạc đầu tiên trên thế giới thiết kế tại Sainte-Croix cách đây 150 năm, đến nay, hộp nhạc vẫn là món đồ xa xỉ được giới thượng lưu nhiều nước rất ưa chuộng.
Âm thanh hộp nhạc "Tiến Quân Ca"
#hộpnhạc #hopnhac #musicbox #hopnhacmusicbox #hopnhacgo #hopnhactrongsuot #hopnhacacrylic #hopnhacDIY #hopnhacdaycot #hopnhacquaytay #phale # thuytinh #quatangtinhyeu #quatangtinhnhan #tinhyeu #tinhnhan #quatang #kyniem #quakyniem #vatkyniem #DIYღღ lưu giữ kỷ niệm đẹp ღღ
Tags:
ĐÓ ĐÂY