Tiểu Sử Ngắn
Hayao Miyazaki sinh năm 1941, ở Tokyo. Cha của ông làm giám đốc của một xưởng sản xuất bánh lái máy bay, nên ông yêu máy bay từ nhỏ và thường vẽ cảnh bay lượn trong phim của mình. Ông khởi nghiệp tại hãng Toei Animation và bắt đầu nổi danh sau khi đạo diễn thành công bộ phim Lupin III: Castle of Cagliostro. Lupin, giống James Bond 007, có nhiều tập, nhưng phần Castle of Cagliostro của Miyazaki nổi bật hơn hẳn. (Đạo diễn Steven Speilberg từng nói rằng bộ phim này có “Cảnh đua xe tuyệt nhất trong lịch sử điện ảnh”)
Vào năm 89, Đạo diễn Hayao Miyazaki hoàn thành bộ phim hoạt hình “Kiki Delivery service”, và tuyên bố sẽ nghỉ hưu.
Năm 92, ông làm tiếp “Porco Rosso”, và tuyên bố nghỉ hưu.
Năm 97, ông làm “Công chúa Mononoke”, và tuyên bố nghỉ hưu.
Khoảng vài phim phim nữa, ông thở dài và quyết định mình sẽ “bỏ cuộc”, không tuyên bố nghỉ hưu nữa.
Theo tôi thì Miyazaki chẳng bao giờ nên nghỉ hưu cả. Riêng mảng phim hoạt hình thì hiện nay chưa ai vượt qua được Miyazaki về thành tích, tài năng, cũng như sự chăm chỉ trong lao động. Một số nhà báo, nhà phê bình ở Mỹ gọi ông là “Walt Disney của Nhật Bản”. Đây là một sự so sánh khập khiễng, dân Mỹ cứ hay cho mình là “nhất” và hay so thành tích của người khác với thành tích của mình. Walt Disney về sau chủ yếu chỉ sản xuất phim chứ không vẽ hay đạo diễn nữa, trong khi Miyazaki vẫn làm hai việc này; “công chúa” của Walt Disney chẳng làm gì ngoài hát hò (lúc có hứng) và ngồi đấy chờ hoàng tử cứu, còn “công chúa” của Miyazaki thì sao?
Tôi sẽ cố tóm tắn ngăn ngắn thôi, vì nói thẳng ra, ai ráng tóm phim của Miyazaki trong vài đoạn thì mấy đoạn ấy đọc sẽ rất ngố.
Nét Đặc Trưng
Hayao Miyazaki sinh năm 1941, ở Tokyo. Cha của ông làm giám đốc của một xưởng sản xuất bánh lái máy bay, nên ông yêu máy bay từ nhỏ và thường vẽ cảnh bay lượn trong phim của mình. Ông khởi nghiệp tại hãng Toei Animation và bắt đầu nổi danh sau khi đạo diễn thành công bộ phim Lupin III: Castle of Cagliostro. Lupin, giống James Bond 007, có nhiều tập, nhưng phần Castle of Cagliostro của Miyazaki nổi bật hơn hẳn. (Đạo diễn Steven Speilberg từng nói rằng bộ phim này có “Cảnh đua xe tuyệt nhất trong lịch sử điện ảnh”)
Poster phim “Công chúa Mononoke” của đạo diễn Hayao Miyazaki
Sau Cagliostro, ông bắt tay làm Nausicaa of the Vally of the Wind, kịch bản lần này do chính ông viết. Phim thành công vang dội, và ông cùng đồng nghiệp Isao Takahata mở hãng Studio Ghibli. Tới ngày nay, Ghibli là hãng hoạt hình hàng đầu ở Nhật, và Miyazaki được rất nhiều đạo diễn hoạt hình ở khắp nơi bái làm thầy. Ông ghét hoạt hình 3-D, nhưng rất thân với đạo diễn Jon Lasseter của Pixar. Tự nhận mình là một ông già bi quan bị bệnh đau lưng hành hạ (do ngồi vẽ đến quên ăn quên ngủ), nhưng ông không thích ép quan điểm của mình lên ai hết.
Vào năm 89, Đạo diễn Hayao Miyazaki hoàn thành bộ phim hoạt hình “Kiki Delivery service”, và tuyên bố sẽ nghỉ hưu.
Năm 92, ông làm tiếp “Porco Rosso”, và tuyên bố nghỉ hưu.
Năm 97, ông làm “Công chúa Mononoke”, và tuyên bố nghỉ hưu.
Khoảng vài phim phim nữa, ông thở dài và quyết định mình sẽ “bỏ cuộc”, không tuyên bố nghỉ hưu nữa.
Theo tôi thì Miyazaki chẳng bao giờ nên nghỉ hưu cả. Riêng mảng phim hoạt hình thì hiện nay chưa ai vượt qua được Miyazaki về thành tích, tài năng, cũng như sự chăm chỉ trong lao động. Một số nhà báo, nhà phê bình ở Mỹ gọi ông là “Walt Disney của Nhật Bản”. Đây là một sự so sánh khập khiễng, dân Mỹ cứ hay cho mình là “nhất” và hay so thành tích của người khác với thành tích của mình. Walt Disney về sau chủ yếu chỉ sản xuất phim chứ không vẽ hay đạo diễn nữa, trong khi Miyazaki vẫn làm hai việc này; “công chúa” của Walt Disney chẳng làm gì ngoài hát hò (lúc có hứng) và ngồi đấy chờ hoàng tử cứu, còn “công chúa” của Miyazaki thì sao?
Tôi sẽ cố tóm tắn ngăn ngắn thôi, vì nói thẳng ra, ai ráng tóm phim của Miyazaki trong vài đoạn thì mấy đoạn ấy đọc sẽ rất ngố.
Nét Đặc Trưng
Dù là 50 năm trước đây hay ở thời điểm hiện tại, bạn cũng không thể nào phủ nhận sản phẩm của "cha đẻ" Ghibli Hayao Miyazaki luôn quanh quẩn trong 10 đặc trưng sau đây.
Hayao Miyazaki là cái tên trứ danh trong giới điện ảnh toàn cầu. Với cương vị vừa là đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch, nghệ sĩ đồ hoạ, tác giả, hoạ sĩ truyện tranh và đồng sở hữu của xưởng hoạt hình Ghibli Studio, Miyazaki đã định hình và nâng tầm ảnh hưởng của anime trên phạm vi toàn thế giới, đem thể loại điện ảnh này tiếp cận với nhiều tầng lớp khán giả khác nhau, đánh bay định kiến phim hoạt hình chỉ co cụm trong nhóm khán giả nhỏ tuổi.
Kiệt tác đáng kể nhất của Hayao Miyazaki chính là Spirited Away. Đây là bộ phim đạt kỷ lục doanh thu trong ngành điện ảnh Nhật Bản và cũng là anime đầu tiên và duy nhất đến nay được chạm tay đến tượng vàng Oscar cho giải thưởng Phim hoạt hình xuất sắc nhất. Vào năm 2014, Miyazaki được trao giải thưởng Danh Dự của Viện Hàn Lâm vì những đóng góp lớn lao vào nền điện ảnh và hoạt hoạ thế giới.
Xuyên suốt đời làm phim, Hayao Miyazaki đã kể rất nhiều câu chuyện cho thế giới. Người ta say mê những thước phim kỳ công đóng mác Miyazaki và xưởng phim của ông, nhưng cũng không quên rút trích những điều tâm đắc trong nội dung của tác phẩm. Con số xấp xỉ 50 tác phẩm lớn nhỏ của bậc thầy làm phim Nhật Bản có thể khiến người ta choáng ngợp vì số lượng, trầm trồ vì giá trị nội dung và nghệ thuật, nhưng cũng đủ sức làm người ta say mê và đắm chìm trong những giá trị riêng của ông.
Bạn có phát hiện ra 10 đặc điểm này luôn hiện diện trong thế giới điện ảnh của Hayao Miyazaki?
1. Chủ nghĩa hoà bình
Hayao Miyazaki dường như tin rằng mọi tranh chấp đều có thể hoà giải mà không phải dùng đến các phương pháp bạo lực. Ông thể hiện niềm tin mãnh liệt ấy vào các nhân vật của mình khi buộc họ dấn thân và thay đổi các thế giới phủ đầy xung đột.
Dẫu cho phim của ông vẫn hiện diện những mâu thuẫn gay gắt nhưng tất cả chỉ để chứng minh rằng vũ khí và sự hung hãn của con người thật sự vô nghĩa. Hayao tận dụng các cuộc xung đột, thậm chí là gieo rắc chiến tranh để làm nổi bật thông điệp hoà bình của mình.
Trong Nausicaa Of The Valley Of The Wind, chuyện kể rằng khi nhóm người Tolmekian ít ỏi còn sót lại trên trái đất quyết định bảo tồn giống loài của mình bằng việc tiêu huỷ Rừng Chết, họ sẵn sàng gây chiến với hàng ngàn con ong độc Ohms đang trú ngụ trong đó. Chủ nghĩa hoà bình của phim được đẩy lên đến kịch điểm khi cô gái Nausicaa với quyết tâm bảo vệ loài sinh vật này đã thành công chấm dứt xung đột bằng những lời gây rúng động tâm can mọi người.
Hay như trong Laputa: Castle In The Sky, những trận chiến diễn ra giữa Sheeta, Pazu và những tên cướp, cũng như trận giao tranh giữa Muska và binh lính đều vô ích để giải quyết tận gốc các vấn đề của họ. Một lần nữa trong Princess Mononoke, mối xung khắc giữa thị trấn và cánh rừng cũng không đi đến kết cục tốt đẹp nào cả.
2. Ước mơ được bay cao
"Cha đẻ" Ghibli từng nhiều lần đề cập đến sở thích nghiên cứu các loại máy bay hay phi cơ. Ngay tại gia, họ hàng của ông cũng mở một công ty sản xuất linh kiện cho máy bay chiến đấu. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quan điểm nghệ thuật của ông. Các cảnh bay lượn dưới nhiều hình thức đã xuất hiện và được khắc hoạ vô cùng đẹp đẽ. Tuy rằng rất thích loại phương tiện này nhưng đồng thời Miyazaki cũng thừa nhận ông căm ghét những chiếc phi cơ quân sự vì chủ nghĩa thượng tôn hoà bình của mình.
Tính cách mâu thuẫn này đã được Miyazaki đem vào phim The Wind Rises và gửi gắm vào cuộc đời nhân vật Jiro Horikoshi. Trong phim, Jiro luôn mơ ước sẽ tạo ra được động cơ có thể bay, nhưng anh ta sớm nhận thức được hậu quả của những chiếc máy bay chiến đấu được làm ra từ phát minh đó. Jiro tự xem sản phẩm của mình là một cỗ máy giết người và không ngừng tự trách bản thân suốt thời gian sau đó.
Hình ảnh máy bay cũng được biến hoá qua nhiều phim khác như Porco Rosso – bộ phim miêu tả rất kỹ và giúp người xem phân biệt được nhiều loại trực thăng. Trong khi đó thì Howl’s Moving Castle lại vẽ ra những hình thù kỳ quái của những vật thể bay rồi xem xét chúng ở cả hai khía cạnh làm đẹp cho đời và sức phá huỷ tàn bạo.
Sức tưởng tượng của nhân viên Ghibli dường như không có giới hạn khi chúng ta tiếp tục nhìn thấy nhân vật chính của Kiki’s Delivery Service ngao du bầu trời trên chiếc chổi bay, hay những chiếc xe buýt hình mèo chở chị em Satsuki trong My Neighbour Totoro. Chưa hết, trong kiệt tác Spirited Away, nhân vật cậu bé Haku có thể biến thành loài rồng trắng để Chihiro cưỡi trên lưng di chuyển trên bầu trời. Giấc mơ bay lượn trên không chưa bao giờ là quá huyễn hoặc trong phim của Hayao Miyazaki.
3. Tôn vinh phụ nữ
Phần lớn các nhân vật nữ trong phim của Hayao Miyazaki đều trở thành thủ lĩnh hoặc nắm quyền chủ động. Trong quan điểm của ông, nữ giới có lòng can đảm phi thường và hình ảnh một nhân vật nữ nổ phát súng luôn để lại ấn tượng sâu đậm hơn trong lòng khán giả. Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi tại sao Miyazaki luôn ưu tiên cho nữ giới làm thủ lĩnh trong phim, ông điềm nhiên trả lời "Vì tôi thích họ."
Nữ giới trong phim của Miyazaki cũng không tầm thường bao giờ. Dù họ là công chúa hay là chiến binh, dù họ trẻ người hay tuổi đã xế chiếu, các nhân vật nữ trong phim của Ghibli đều quyết đoán và thậm chí có phần hơi dữ dằn. Bạn dễ dàng nhận ra sự thật này thông qua hình tượng công chúa vương quốc gió trong Nausicaa Of The Valley Of The Wind hay công chúa sói trong Princess Mononoke.
Ngay cả những nhân vật tưởng chừng rất bình thường khác như bà lão Sophie, cô bé phục vụ ở nhà tắm Chihiro hay nàng phù thuỷ nhỏ Kiki khi gặp phải thử thách đều không hề run rẩy.
Cá biệt nhất là trường hợp nhân vật nữ chủ tướng Eboshi trong Princess Mononoke. Bà ta vừa đóng vai phản diện với sự huỷ diệt tàn bạo nhưng đồng thời lại đảm đương việc chăm lo cho những phụ nữ yếu đuối khác. Đây là bằng chứng rõ nhất cho thấy tư tưởng tôn trọng nữ quyền đáng quý ở một nhà làm phim có sức ảnh hưởng lớn của thời đại.
4. Ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường tự nhiên luôn là bối cảnh trung tâm trong tác phẩm của Hayao Miyazaki. Thi thoảng trong phim của ông, thiên nhiên và con người chung sống rất thuận hoà. Đây chính là cách mà ông vỗ về và giáo dục ý thức bảo tồn tự nhiên của khán giả. Khi bạn xem My Neighbour Totoro, bạn càng thấy rõ hơn thông điệp của Miyazaki rằng trẻ em nên được tiếp xúc với thiên nhiên để phát triển toàn diện.
Tuy vậy, ông cũng không ngần ngại đưa ra lời cảnh báo về những viễn cảnh tồi tệ có thể xảy ra khi loài người phản bội mẹ thiên nhiên. Dù là cánh rừng chết không ngừng lan rộng trong Nausicaa Of The Valley Of The Wind hay tập thể động vật phản kháng quyết liệt trong Princess Mononoke cũng đều là những bài học đắng chát về ý thức bảo vệ môi trường ngày càng xuống cấp của con người.
5. Tinh thần lạc quan
Hayao Miyazaki biết rằng sản phẩm của ông sẽ tiếp cận với rất nhiều trẻ em nên ông luôn cố gắng bộc lộ quan điểm tích cực và khuyên nhủ người xem hãy nuôi dưỡng hy vọng sống. Những bộ phim kịch tính như Nausicaa, Princess Mononoke hay Spirited Away dù đi chặng đường dài vẫn cán đích với kết cục có hậu.
Tuy vậy, chủ nghĩa tích cực trong phim của ông đôi khi lại đặt sau thử thách của những kẻ bi quan. Ví dụ như trong Laputa: Castle In The Sky, lòng tham của con người gần như đã huỷ diệt viên đá Levistone trước khi khán giả có thể thở phào nhẹ nhõm nhìn thấy lâu đài Laputa thành hình.
Đối với một người có ý thức bảo vệ môi trường như Miyazaki, mẹ thiên nhiên luôn cố gắng cân bằng và thích nghi với loài người chứ không phải điều ngược lại. Đó có thể là lí do chồng chéo lên chủ nghĩa lạc quan của ông, kết quả là có rất nhiều bộ phim mở đầu bằng những thực trạng đau đớn đến khốn cùng, sau đấy các nhân vật phải trả giá và chuộc lỗi trong những cái kết tưởng chừng là rất tích cực sau đó. Vì thế, đừng vội mừng khi nhìn thấy kết thúc có hậu của phim Ghibli.
6. Cải biên các huyền thoại
Chính bậc thầy làm phim của nước Nhật từng nói: "Cốt truyện của tôi thường không trọn vẹn và hoàn chỉnh ở giai đoạn chuẩn bị. Thời gian vốn không cho phép. Vậy nên tôi phát triển mạch truyện khi đã bước vào công đoạn dựng kịch bản phân cảnh. Phần kịch bản này vẫn tiếp tục được sáng tác trong quá trình sản xuất." Thế nên dù mang dáng vẻ của những câu chuyện cổ tích, kịch bản của Miyazaki thường chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp và ý nghĩa hơn.
Nét đặc trưng này của Hayao Miyazaki xuất hiện trong tất cả tác phẩm của ông, mà tiêu biểu nhất chính là "giấc mơ Oscar" Spirited Away. Thoạt nhìn thì bộ phim chỉ chú trọng thể hiện chuyến phiêu lưu trong tâm lý của một đứa trẻ 10 tuổi nhưng tất cả những vấn đề mà Chihiro gặp phải trên đường đều là bài toán nan giải của thế hệ người trẻ ngày nay. Bộ phim truyền tải được quan điểm của tác giả về các vấn đề sinh thái, chiến tranh, mặt xấu của xã hội hiện đại, vấn nạn bạo hành, chính trị và xuất sắc nhất chính là cách ông thể hiện tất cả thông qua các hình ảnh ẩn dụ giàu tính nghệ thuật.
7. Nỗi cô đơn của người trẻ
Đây là kiểu nhân vật thường gặp nhất trong thế giới điện ảnh của Hayao Miyazaki. Hầu như tất cả những đứa trẻ được định sẵn sẽ trở thành người lãnh đạo đều phải chịu cảnh cô độc. Trong Spirited Away, cô bé Chihiro trong hầu hết cuộc hành trình ở thế giới linh hồn đều phải tự mình khám phá. Còn trong Kiki’s Delivery Service, nữ phù thuỷ chỉ mới 13 tuổi vô tình bị lạc gia đình, sau đó cô tự đương đầu với những thử thách để tìm ra giá trị của bản thân.
Thêm một trường hợp nữa trong Laputa: Castle In The Sky, cặp đôi Sheeta và Pazu phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thế giới mà không có sự chăm sóc của bố mẹ hay bất kỳ người thân nào.
8. Định nghĩa về anh hùng
Trong tâm trí của nhà đồng sáng lập của xưởng phim Ghibli, những anh hùng được ông công nhận thì phải trải qua quá trình nhân cách hoá đến mức lý tưởng nhất để đủ sức viết nên huyền thoại cho chính mình.
Những nhân vật như thế thường phải biết giúp người mà hy sinh lợi ích cá nhân, gánh chịu nhiều thương tổn. Họ không được phép run rẩy trước gian lao. Họ càng phải mạo hiểm, chủ động và quyết liệt trong hành vi và suy nghĩ. Sức mạnh tiềm tàng của họ chỉ được đánh thức trong những lúc chật vật với khó khăn. Dù họ yêu hoà bình đến đâu, họ cũng phải sẵn sàng trước những cuộc chiến mới. Chưa hết, họ phải yêu thú vật, hoà hợp với thiên nhiên. Tâm hồn họ trong trẻo nhưng cũng giàu sức gợi cảm.
Chẳng hạn, hai nàng công chúa Nausicaa và San tựa như những chiến binh thập tự chinh, dùng tất cả tính mạng và sức lực để ngăn chủ nghĩa tư bản và đế chế quân phiệt xâm lấn hoặc tổn hại đến mẹ thiên nhiên yêu quý.
9. Nét vẽ trau chuốt
Một trong những lợi thế của phim từ xưởng Ghibli chính là sự tham gia của Hayao Miyazaki vào các công đoạn vẽ. Nhờ đó, những hình ảnh trong phim trở nên tráng lệ đến mức người ta cho rằng nó được vẽ tay 100%. Công sức mà các hoạ sĩ dành cho tác phẩm của mình thật sự đáng khen khi thể hiện được khía cạnh trực quan và thấm đẫm nghệ thuật từ khái niệm cho đến cách ứng dụng nét vẽ.
Có thêm một đặc điểm đáng chú ý trong tranh của Miyazaki chính là việc ông cá biệt hoá các nhân vật của mình đến mức tối đa. Chúng ta có thể suy đoán được các nhân vật chính của Nausicaa Of The Valley Of The Wind và Princess Mononoke đều ở độ tuổi thanh thiếu niên, trong khi cô bé Chihiro trong Spirited Away và Kiki trong bộ phim cùng tên đều chỉ là những bé con mới lớn, độc đáo nhất là phim Porco Rosso khi mà nhân vật là lợn nhưng lại hành xử y như con người.
Bằng ngòi bút của mình, Miyazaki hoàn toàn làm chủ được câu chuyện đang diễn ra ở trong bối cảnh thành thị hay thôn quê, có chiều hướng hiện thực tăm tối hay là cổ tích nhiệm màu.
10. Trình độ đồ hoạ ngoạn mục
Đồng hành cùng nét vẽ trau chuốt, bữa tiệc điện ảnh của Miyazaki khó làm nên chuyện nếu thiếu đi kỹ thuật xử lý đồ hoạ xuất sắc. Từng chuyển động của nhân vật trong phim đều mượt mà và chân thực. Đặc trưng thứ 10 này chính là dấu ấn rõ nhất mà Miyazaki di truyền qua các thế hệ tiếp theo trong xưởng phim Ghibli.
Những hành động thường nhật của nhân vật vốn đã rất được chăm chút, nhưng những cảnh bay lượn lại càng sắc sảo hơn. Bạn có thể tự kiểm chứng nhận định này trong trận không chiến kịch liệt mở đầu phim Nausicaa, cú va chạm trên không ở giữa phim Kiki’s Delivery Service, trận so kè tay đôi giữa hai phi công Porco Russo và Curtis hay vô số những cảnh quay lơ lửng giữa trời của phim Howl’s Moving Castle.
Ngoài ra, phim hoạt hình của Ghibli cũng không thiếu những cảnh hành động đáng xem như đoạn đua xe trong The Castle Of Cagliostro, sự sụp đổ của toà thành Laputa: Castle In The Sky và trận động đất của The Wind Rises.
Thế nhưng, bộ phim duy nhất đạt tới đỉnh cao nghệ thuật của Miyazaki vẫn là Spirited Away, khi mà mỗi khung hình trong phim đều là một kiệt tác nghệ thuật đánh động vào thị giác của bất kỳ khán giả khó tính nào.
"Cha đẻ" Ghibli sau một thời gian ngắn "nghỉ hưu" đã tuyên bố quay trở lại với xưởng phim lừng danh của mình. Cả thế giới lại thêm một lần nữa nín thở đón chờ một kiệt tác mới hiện diện đủ cả 10 đặc trưng độc đáo nhất thế giới của bậc thầy làm phim người Nhật Bản. Còn Hayao Miyazaki thì sao? Có lẽ ông vẫn đang miệt mài, cần mẫn bên hành trình kể chuyện cho người đời.
Hayao Miyazaki là cái tên trứ danh trong giới điện ảnh toàn cầu. Với cương vị vừa là đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch, nghệ sĩ đồ hoạ, tác giả, hoạ sĩ truyện tranh và đồng sở hữu của xưởng hoạt hình Ghibli Studio, Miyazaki đã định hình và nâng tầm ảnh hưởng của anime trên phạm vi toàn thế giới, đem thể loại điện ảnh này tiếp cận với nhiều tầng lớp khán giả khác nhau, đánh bay định kiến phim hoạt hình chỉ co cụm trong nhóm khán giả nhỏ tuổi.
Chân dung Hayao Miyazaki – nhà làm phim đại tài của xứ Phù Tang
Xuyên suốt đời làm phim, Hayao Miyazaki đã kể rất nhiều câu chuyện cho thế giới. Người ta say mê những thước phim kỳ công đóng mác Miyazaki và xưởng phim của ông, nhưng cũng không quên rút trích những điều tâm đắc trong nội dung của tác phẩm. Con số xấp xỉ 50 tác phẩm lớn nhỏ của bậc thầy làm phim Nhật Bản có thể khiến người ta choáng ngợp vì số lượng, trầm trồ vì giá trị nội dung và nghệ thuật, nhưng cũng đủ sức làm người ta say mê và đắm chìm trong những giá trị riêng của ông.
Bạn có phát hiện ra 10 đặc điểm này luôn hiện diện trong thế giới điện ảnh của Hayao Miyazaki?
1. Chủ nghĩa hoà bình
Hayao Miyazaki dường như tin rằng mọi tranh chấp đều có thể hoà giải mà không phải dùng đến các phương pháp bạo lực. Ông thể hiện niềm tin mãnh liệt ấy vào các nhân vật của mình khi buộc họ dấn thân và thay đổi các thế giới phủ đầy xung đột.
Dẫu cho phim của ông vẫn hiện diện những mâu thuẫn gay gắt nhưng tất cả chỉ để chứng minh rằng vũ khí và sự hung hãn của con người thật sự vô nghĩa. Hayao tận dụng các cuộc xung đột, thậm chí là gieo rắc chiến tranh để làm nổi bật thông điệp hoà bình của mình.
Trong Nausicaa Of The Valley Of The Wind, chuyện kể rằng khi nhóm người Tolmekian ít ỏi còn sót lại trên trái đất quyết định bảo tồn giống loài của mình bằng việc tiêu huỷ Rừng Chết, họ sẵn sàng gây chiến với hàng ngàn con ong độc Ohms đang trú ngụ trong đó. Chủ nghĩa hoà bình của phim được đẩy lên đến kịch điểm khi cô gái Nausicaa với quyết tâm bảo vệ loài sinh vật này đã thành công chấm dứt xung đột bằng những lời gây rúng động tâm can mọi người.
Cảnh chiến đấu trong phim "Laputa: Castle In The Sky"
2. Ước mơ được bay cao
"Cha đẻ" Ghibli từng nhiều lần đề cập đến sở thích nghiên cứu các loại máy bay hay phi cơ. Ngay tại gia, họ hàng của ông cũng mở một công ty sản xuất linh kiện cho máy bay chiến đấu. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quan điểm nghệ thuật của ông. Các cảnh bay lượn dưới nhiều hình thức đã xuất hiện và được khắc hoạ vô cùng đẹp đẽ. Tuy rằng rất thích loại phương tiện này nhưng đồng thời Miyazaki cũng thừa nhận ông căm ghét những chiếc phi cơ quân sự vì chủ nghĩa thượng tôn hoà bình của mình.
Tính cách mâu thuẫn này đã được Miyazaki đem vào phim The Wind Rises và gửi gắm vào cuộc đời nhân vật Jiro Horikoshi. Trong phim, Jiro luôn mơ ước sẽ tạo ra được động cơ có thể bay, nhưng anh ta sớm nhận thức được hậu quả của những chiếc máy bay chiến đấu được làm ra từ phát minh đó. Jiro tự xem sản phẩm của mình là một cỗ máy giết người và không ngừng tự trách bản thân suốt thời gian sau đó.
Chàng khoa học gia trẻ tuổi Jiro trong "The Wind Rises"
Sức tưởng tượng của nhân viên Ghibli dường như không có giới hạn khi chúng ta tiếp tục nhìn thấy nhân vật chính của Kiki’s Delivery Service ngao du bầu trời trên chiếc chổi bay, hay những chiếc xe buýt hình mèo chở chị em Satsuki trong My Neighbour Totoro. Chưa hết, trong kiệt tác Spirited Away, nhân vật cậu bé Haku có thể biến thành loài rồng trắng để Chihiro cưỡi trên lưng di chuyển trên bầu trời. Giấc mơ bay lượn trên không chưa bao giờ là quá huyễn hoặc trong phim của Hayao Miyazaki.
3. Tôn vinh phụ nữ
Phần lớn các nhân vật nữ trong phim của Hayao Miyazaki đều trở thành thủ lĩnh hoặc nắm quyền chủ động. Trong quan điểm của ông, nữ giới có lòng can đảm phi thường và hình ảnh một nhân vật nữ nổ phát súng luôn để lại ấn tượng sâu đậm hơn trong lòng khán giả. Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi tại sao Miyazaki luôn ưu tiên cho nữ giới làm thủ lĩnh trong phim, ông điềm nhiên trả lời "Vì tôi thích họ."
Nữ giới trong phim của Miyazaki cũng không tầm thường bao giờ. Dù họ là công chúa hay là chiến binh, dù họ trẻ người hay tuổi đã xế chiếu, các nhân vật nữ trong phim của Ghibli đều quyết đoán và thậm chí có phần hơi dữ dằn. Bạn dễ dàng nhận ra sự thật này thông qua hình tượng công chúa vương quốc gió trong Nausicaa Of The Valley Of The Wind hay công chúa sói trong Princess Mononoke.
Ngay cả những nhân vật tưởng chừng rất bình thường khác như bà lão Sophie, cô bé phục vụ ở nhà tắm Chihiro hay nàng phù thuỷ nhỏ Kiki khi gặp phải thử thách đều không hề run rẩy.
Nữ chủ tướng Eboshi oai dũng trong "Princess Mononoke"
4. Ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường tự nhiên luôn là bối cảnh trung tâm trong tác phẩm của Hayao Miyazaki. Thi thoảng trong phim của ông, thiên nhiên và con người chung sống rất thuận hoà. Đây chính là cách mà ông vỗ về và giáo dục ý thức bảo tồn tự nhiên của khán giả. Khi bạn xem My Neighbour Totoro, bạn càng thấy rõ hơn thông điệp của Miyazaki rằng trẻ em nên được tiếp xúc với thiên nhiên để phát triển toàn diện.
Những đứa trẻ hạnh phúc khi ở giữa thiên nhiên trong "My Neighbour Totoro"
5. Tinh thần lạc quan
Hayao Miyazaki biết rằng sản phẩm của ông sẽ tiếp cận với rất nhiều trẻ em nên ông luôn cố gắng bộc lộ quan điểm tích cực và khuyên nhủ người xem hãy nuôi dưỡng hy vọng sống. Những bộ phim kịch tính như Nausicaa, Princess Mononoke hay Spirited Away dù đi chặng đường dài vẫn cán đích với kết cục có hậu.
"Nausicaa Of The Valley Of the wind" kết thúc có hậu
Đối với một người có ý thức bảo vệ môi trường như Miyazaki, mẹ thiên nhiên luôn cố gắng cân bằng và thích nghi với loài người chứ không phải điều ngược lại. Đó có thể là lí do chồng chéo lên chủ nghĩa lạc quan của ông, kết quả là có rất nhiều bộ phim mở đầu bằng những thực trạng đau đớn đến khốn cùng, sau đấy các nhân vật phải trả giá và chuộc lỗi trong những cái kết tưởng chừng là rất tích cực sau đó. Vì thế, đừng vội mừng khi nhìn thấy kết thúc có hậu của phim Ghibli.
6. Cải biên các huyền thoại
Chính bậc thầy làm phim của nước Nhật từng nói: "Cốt truyện của tôi thường không trọn vẹn và hoàn chỉnh ở giai đoạn chuẩn bị. Thời gian vốn không cho phép. Vậy nên tôi phát triển mạch truyện khi đã bước vào công đoạn dựng kịch bản phân cảnh. Phần kịch bản này vẫn tiếp tục được sáng tác trong quá trình sản xuất." Thế nên dù mang dáng vẻ của những câu chuyện cổ tích, kịch bản của Miyazaki thường chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp và ý nghĩa hơn.
"Spirited Away" không đơn thuần chỉ là chuyến phiêu lưu của đứa trẻ 10 tuổi
7. Nỗi cô đơn của người trẻ
Đây là kiểu nhân vật thường gặp nhất trong thế giới điện ảnh của Hayao Miyazaki. Hầu như tất cả những đứa trẻ được định sẵn sẽ trở thành người lãnh đạo đều phải chịu cảnh cô độc. Trong Spirited Away, cô bé Chihiro trong hầu hết cuộc hành trình ở thế giới linh hồn đều phải tự mình khám phá. Còn trong Kiki’s Delivery Service, nữ phù thuỷ chỉ mới 13 tuổi vô tình bị lạc gia đình, sau đó cô tự đương đầu với những thử thách để tìm ra giá trị của bản thân.
Ở vùng đất mới, cô bé phù thuỷ trong "Kiki’s Delivery Service" chỉ có chú mèo Jiji làm bạn qua ngày
8. Định nghĩa về anh hùng
Trong tâm trí của nhà đồng sáng lập của xưởng phim Ghibli, những anh hùng được ông công nhận thì phải trải qua quá trình nhân cách hoá đến mức lý tưởng nhất để đủ sức viết nên huyền thoại cho chính mình.
Những nhân vật như thế thường phải biết giúp người mà hy sinh lợi ích cá nhân, gánh chịu nhiều thương tổn. Họ không được phép run rẩy trước gian lao. Họ càng phải mạo hiểm, chủ động và quyết liệt trong hành vi và suy nghĩ. Sức mạnh tiềm tàng của họ chỉ được đánh thức trong những lúc chật vật với khó khăn. Dù họ yêu hoà bình đến đâu, họ cũng phải sẵn sàng trước những cuộc chiến mới. Chưa hết, họ phải yêu thú vật, hoà hợp với thiên nhiên. Tâm hồn họ trong trẻo nhưng cũng giàu sức gợi cảm.
Cả hai nhân vật chính của "Princess Mononoke" đều thoả mãn tiêu chí trở thành anh hùng của tác giả
9. Nét vẽ trau chuốt
Một trong những lợi thế của phim từ xưởng Ghibli chính là sự tham gia của Hayao Miyazaki vào các công đoạn vẽ. Nhờ đó, những hình ảnh trong phim trở nên tráng lệ đến mức người ta cho rằng nó được vẽ tay 100%. Công sức mà các hoạ sĩ dành cho tác phẩm của mình thật sự đáng khen khi thể hiện được khía cạnh trực quan và thấm đẫm nghệ thuật từ khái niệm cho đến cách ứng dụng nét vẽ.
Có thêm một đặc điểm đáng chú ý trong tranh của Miyazaki chính là việc ông cá biệt hoá các nhân vật của mình đến mức tối đa. Chúng ta có thể suy đoán được các nhân vật chính của Nausicaa Of The Valley Of The Wind và Princess Mononoke đều ở độ tuổi thanh thiếu niên, trong khi cô bé Chihiro trong Spirited Away và Kiki trong bộ phim cùng tên đều chỉ là những bé con mới lớn, độc đáo nhất là phim Porco Rosso khi mà nhân vật là lợn nhưng lại hành xử y như con người.
Nhân vật chính trong Porco Rosso là một chú lợn
10. Trình độ đồ hoạ ngoạn mục
Đồng hành cùng nét vẽ trau chuốt, bữa tiệc điện ảnh của Miyazaki khó làm nên chuyện nếu thiếu đi kỹ thuật xử lý đồ hoạ xuất sắc. Từng chuyển động của nhân vật trong phim đều mượt mà và chân thực. Đặc trưng thứ 10 này chính là dấu ấn rõ nhất mà Miyazaki di truyền qua các thế hệ tiếp theo trong xưởng phim Ghibli.
Những hành động thường nhật của nhân vật vốn đã rất được chăm chút, nhưng những cảnh bay lượn lại càng sắc sảo hơn. Bạn có thể tự kiểm chứng nhận định này trong trận không chiến kịch liệt mở đầu phim Nausicaa, cú va chạm trên không ở giữa phim Kiki’s Delivery Service, trận so kè tay đôi giữa hai phi công Porco Russo và Curtis hay vô số những cảnh quay lơ lửng giữa trời của phim Howl’s Moving Castle.
Toà lâu đài đẹp đến choáng ngợp trong "Howl’s Moving Castle"
Thế nhưng, bộ phim duy nhất đạt tới đỉnh cao nghệ thuật của Miyazaki vẫn là Spirited Away, khi mà mỗi khung hình trong phim đều là một kiệt tác nghệ thuật đánh động vào thị giác của bất kỳ khán giả khó tính nào.
"Cha đẻ" Ghibli sau một thời gian ngắn "nghỉ hưu" đã tuyên bố quay trở lại với xưởng phim lừng danh của mình. Cả thế giới lại thêm một lần nữa nín thở đón chờ một kiệt tác mới hiện diện đủ cả 10 đặc trưng độc đáo nhất thế giới của bậc thầy làm phim người Nhật Bản. Còn Hayao Miyazaki thì sao? Có lẽ ông vẫn đang miệt mài, cần mẫn bên hành trình kể chuyện cho người đời.
Cùng Phân Tích Một Bộ Phim Tiêu Biểu Của Đạo Diễn Hayao Miyazaki
Bộ phim Công chúa Mononoke đặt bối cảnh câu chuyện vào thời thế kỷ 14 – 15 ở Nhật Bản; trước đó, loài người và các thần linh (hiện thân của thiên nhiên) chung sống hòa bình, nhưng vào đầu phim thì phe người đang phạm thượng, dám cả gan chém giết phe thần.
Tại ngôi làng heo hút của bộ tộc Emishi, một “con quái vật” từ trong rừng đang tiến thẳng vào làng. Hoàng tử Ashitaka, sau khi quan sát kỹ, hiểu con quái vật thực chất là một vị thần giữ rừng tên Nago. Nago có hình dạng một con heo khổng lồ, nhưng vì lý do nào đó mà bị một đám giun đen thui bám theo, làm ông đau đớn đến hóa điên và tấn công dân chúng một cách vô tội vạ. Để bảo vệ bộ tộc, Ashitaka giết vị thần, nhưng cũng vì thế mà cánh tay của anh bị vị thần nguyền rủa.
Hình ảnh thần Nago gầm rú với hàng nghìn con giun đen thui ngo ngoe bám chặt trên da thịt sẽ khiến bao tử người xem phải thắt lại. Miyazaki ghét máy tính, ghét 3-D; ông tự vẽ tay hàng ngàn khung hình. Đám giun lúc nhúc đó xuất hiện khoảng vài phút, nhưng khi xem phim thì ai cũng hiểu để vẽ tay hết chừng ấy con thì tốn rất nhiều thời gian. Phim của Miyazaki vì thế mà luôn sống động, hấp dẫn. Miyazaki không đi đường ngắn, đường tắt lúc vẽ, cũng không dễ dãi “kết thúc có hậu” khi xây dựng nhân vật hay cốt truyện.
Phần đầu của phim quả thực là một tuyệt tác. Nếu bạn lười thì ít nhất cũng nên xem đoạn này, chỉ vài phút thôi nhưng bạn sẽ thấy bỏ ra 25.000 mua đĩa (đúng không nhỉ?) là một quyết định sáng suốt.
Nếu không tìm cách loại bỏ lời nguyền thì Ashitaka sẽ chết, vậy nên anh cắt tóc, rời bỏ bộ tộc (lẫn vợ sắp cưới), và ra đì tìm đường cứu sống bản thân.
Trên đường đi, hoàng tử Ashitaka gặp hai anh hùng nữ nhi. Và đây chính là cái mà phụ nữ của Walt Disney còn lâu mới bằng phụ nữ Nhật.
Người đầu tiên là chủ nhân của Làng Sắt (Iron Town) – bà Eboshi – một phụ nữ đẹp, hảo hớn, và dữ dằn đang chặt phá rừng để lấy chất đốt đúc vũ khí và dùng những viên đạn đại bác để giết các vị thần rừng, khiến họ phát điên.
Người thứ hai là công chúa Mononoke (tên thân mật: San) – bị bố mẹ ruột bỏ rơi, được bà thần sói của khu rừng cạnh Làng Sắt cưu mang. Mononoke ghét loài người phá hoại, nên muốn sát cánh cùng các vị thần để bảo vệ thiên nhiên.
Phim nào của Miyazaki cũng có đề tài môi trường, nhưng Nausicaa of the valley of the wind và Công chúa Mononoke là hai phim duy nhất đưa “môi trường” lên thành chủ đề chính. Những phim loại này (nhìn chung) bị một tật là hay bị biến thành phim giảng đạo (đơn cử: Avatar), ca cẩm về con người chặt cây, đốn rừng. Nhưng Miyazaki có cái nhìn thâm thúy, vị tha, cũng như sâu sắc hơn hàng trăm đạo diễn “bom tấn” gộp lại. Thí dụ, bà chủ Eboshi, mang tiếng làm kẻ phá môi trường, nhưng không đơn giản chỉ “ác” với “ác”. Bà yêu quý những ai bị xã hội hắt hủi: chuộc gái điếm khỏi nhà thổ, cho họ việc làm. Bà chiến tới cùng để bảo vệ người dân Làng Sắt. Tính hai mặt của việc phá môi trường cũng được đưa vào phim: đúng là Eboshi có đốn rừng, nhưng bà chỉ làm cái điều mà ai cũng làm nhằm cải thiện cuộc sống: phát triển công nghiệp nặng, cũng như rèn vũ khí. Ngay cả chúng ta cũng khác gì? Để được sống thoải mái, ta phí điện, phí nước, dùng chất hoá học lau nhà… nên cũng phải “tha thứ” cho Eboshi thôi. Eboshi giống ta.
Đối đầu với Eboshi là San – tức công chúa Mononoke. Cô công chúa này khỏi nói thì cũng biết là rất hoang dã, mạnh mẽ, dũng cảm, và cực kỳ cứng đầu. Cô chống lại loài người; trông cô rất dữ dằn, nhưng không ngu gốc hay lì lợm bất cần đời, bạ ai cũng chém giết. Lần đầu tiên gặp Ashitaka, cô không buồn bắt chuyện mà chỉ quát “cút đi” (cảnh cô nhăn nhó làm mặt hình sự trong poster chính là cảnh lần đầu cô gặp Ashitaka)…
Một chàng trai yêu hòa bình trong khi hai phụ nữ phát động chiến tranh? Miyazaki thích phụ nữ mạnh mẽ và phức tạp nên chuyện này chẳng có gì lạ. Ashitaka đóng một vai trò rất đàn ông điển hình: giữa hai người phụ nữ đẹp gấu ó với nhau, anh điềm tĩnh suy nghĩ nhận ra cái tốt cũng như cái xấu của từng người, và làm mọi cách để phe thần với phe người dừng chuyện phá hoại lẫn nhau, chứ anh không theo phe này chém giết phe kia.
Nhưng Miyazaki được yêu thích không phải vì ông đưa ra ý tưởng này kia về giới tính, mà cho các nhân vật của mình hành động theo tính cách của họ. Rất nhiều đạo diễn khi làm phim về nữ anh hùng bị mắc phải tật: hô hào om sòm về nữ quyền mà bỏ bê nhân vật nam. Họ cho vai nữ chính đánh đông dẹp tây, không cần chàng nào giúp, nếu có thì chủ yếu giúp về mặt… tinh thần, với cương vị người yêu (đơn cử: Colombiana). Miyazaki không thế. Việc ai nấy làm. Công chúa sói San cũng như hoàng tử Ashitaka phải tự thân vận động để giái quyết vụ chiến tranh giữa thần và người, không ai tối ngày kè kè bên nhau để bảo vệ nhau hay làm hộ việc cho nhau; sự giúp đỡ tự nó phát sinh; người xem sẽ không cằn nhằn “lại anh hùng cứu mỹ nhân” khi thấy Ashitaka giúp San, cũng không cau mày “lại mỹ nhân cứu anh hùng” khi San cứu Ashitaka. Thay vì đề cao một giới (hay một phe) theo kiểu khẩu hiệu, Miyazaki nhẹ nhàng cho người xem thấy rằng mỗi người, mỗi giới có một vị trí của mình trong cuộc sống, phải làm việc mình cần làm, rồi việc gì đến sẽ đến.
“Thiên nhiên” trong mắt Miyazaki cũng không một phía, tuy ông yêu môi trường và muốn bảo tồn rừng, Miyazaki hiểu rõ “thiên nhiên” không phải là một người bạn dễ hòa đồng. Quả thật, chúng ta có khuyến khích con cái khám phá thiên nhiên đến mấy thì cũng không thể bỏ chúng ngoài biển nếu chúng không biết bơi. Các vị thần trong “Công chúa Mononoke” khá bạo lực, khó hiểu, bí ẩn, và rất nguy hiểm nếu họ nổi giận, vì bản chất của thiên nhiên là vậy. Miyazaki luôn cho người xem cái gì đó để suy nghĩ, “công chúa” của ông chẳng rỗi hơi hát hò, rồi chờ muông thú… bu tới nghe.
Đọc đến đây, chắc mọi người cũng đoán được phim này không dành cho trẻ con. Thì đúng thế thật (nhưng theo tôi thì 14, 15 là xem được rồi, chứ nhồi sọ chúng bằng những “siêu nhân” thì bổ béo gì?), nhưng thực ra gán mác “phim con nít” cho thể loại hoạt hình thì bất công quá. Công chúa Mononoke sâu sắc hơn nhiều và hấp dẫn hơn nhiều so với những phim bom tấn hay nghệ thuật nhan nhản trên thị trường. Studio Ghibli vẽ lúc nào cũng chi tiết hơn Disney, và uyển chuyển hơn phim 3-D cứng ngắc của Pixar. Tôi rất thích Vút Bay, nhưng khi so sánh giữa sự chuyển động của thần sói trong “Mononoke” với đám chó săn trong “Vút bay”, thì thần sói được vẽ mềm hơn nhiều. Nhạc phim Mononoke không những rất tuyệt vời, mà còn rất phù hợp với bối cảnh của phim. Nhà soạn nhạc Joe Hisaishi, sau bao nhiêu năm hợp tác với Miyazaki, vẫn luôn “phong độ”. Hết phim này đến phim khác, tôi không chỉ tốn tiền mua đĩa phim mà còn tốn tiền mua đĩa nhạc. Sau chừng đấy phim và chừng đấy năm, tác phẩm của Miyazaki chưa bao giờ làm tôi phải thất vọng. May mà sau phim này, ông vẫn không… nghỉ hưu.
Tại ngôi làng heo hút của bộ tộc Emishi, một “con quái vật” từ trong rừng đang tiến thẳng vào làng. Hoàng tử Ashitaka, sau khi quan sát kỹ, hiểu con quái vật thực chất là một vị thần giữ rừng tên Nago. Nago có hình dạng một con heo khổng lồ, nhưng vì lý do nào đó mà bị một đám giun đen thui bám theo, làm ông đau đớn đến hóa điên và tấn công dân chúng một cách vô tội vạ. Để bảo vệ bộ tộc, Ashitaka giết vị thần, nhưng cũng vì thế mà cánh tay của anh bị vị thần nguyền rủa.
Hình ảnh thần Nago gầm rú với hàng nghìn con giun đen thui ngo ngoe bám chặt trên da thịt sẽ khiến bao tử người xem phải thắt lại. Miyazaki ghét máy tính, ghét 3-D; ông tự vẽ tay hàng ngàn khung hình. Đám giun lúc nhúc đó xuất hiện khoảng vài phút, nhưng khi xem phim thì ai cũng hiểu để vẽ tay hết chừng ấy con thì tốn rất nhiều thời gian. Phim của Miyazaki vì thế mà luôn sống động, hấp dẫn. Miyazaki không đi đường ngắn, đường tắt lúc vẽ, cũng không dễ dãi “kết thúc có hậu” khi xây dựng nhân vật hay cốt truyện.
Phần đầu của phim quả thực là một tuyệt tác. Nếu bạn lười thì ít nhất cũng nên xem đoạn này, chỉ vài phút thôi nhưng bạn sẽ thấy bỏ ra 25.000 mua đĩa (đúng không nhỉ?) là một quyết định sáng suốt.
Thần Nago đang bị đám gium đeo bám đến quẫn trí. Từng con giun trên da là do các hoạ sĩ ở Studio Ghibli vẽ tay.
Ashitaka cưỡi chú linh dương Yakul (thay vì cưỡi ngựa, một văn hoá của người Emishi) để bắn hạ Nago. Cánh tay của anh đã bị đám giun bám theo.
Trên đường đi, hoàng tử Ashitaka gặp hai anh hùng nữ nhi. Và đây chính là cái mà phụ nữ của Walt Disney còn lâu mới bằng phụ nữ Nhật.
Người đầu tiên là chủ nhân của Làng Sắt (Iron Town) – bà Eboshi – một phụ nữ đẹp, hảo hớn, và dữ dằn đang chặt phá rừng để lấy chất đốt đúc vũ khí và dùng những viên đạn đại bác để giết các vị thần rừng, khiến họ phát điên.
Làng Sắt được xây giữa rừng, sông, và núi; đang thả khói gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng – một ám chỉ công cuộc hiện đại hóa ngày nào.
San chạm trán Eboshi
Công chúa San đang cùng hai em (chính là hai chú sói khổng lồ) tính kế giết bà Eboshi.
Khu rừng thiêng trong phim. Studio Ghibli vẽ phong cảnh rất đẹp. “Đẹp” ở đây không có nghĩa tươi tắn đầy đủ màu sắc, mà là thể hiện được không khí của một khu rừng lớn: hùng vĩ, bí hiểm, có cái gì đó mê hoặc, nhưng khá âm u. Trái ngược rừng rậm theo kiểu “thần tiên” của Walt Disney
Còn đây là một ngôi làng Ashitaka đi qua. Trông chẳng khác gì tranh phong cảnh nhỉ?
Và cả bộ phim là cuộc sống đầy kịch tính mà thơ mộng của hoàng tử trong khu rừng thiêng, đối lập với cuộc sống “công nghiệp” của đám dân thường ngoài kia.
Phim nào của Miyazaki cũng có đề tài môi trường, nhưng Nausicaa of the valley of the wind và Công chúa Mononoke là hai phim duy nhất đưa “môi trường” lên thành chủ đề chính. Những phim loại này (nhìn chung) bị một tật là hay bị biến thành phim giảng đạo (đơn cử: Avatar), ca cẩm về con người chặt cây, đốn rừng. Nhưng Miyazaki có cái nhìn thâm thúy, vị tha, cũng như sâu sắc hơn hàng trăm đạo diễn “bom tấn” gộp lại. Thí dụ, bà chủ Eboshi, mang tiếng làm kẻ phá môi trường, nhưng không đơn giản chỉ “ác” với “ác”. Bà yêu quý những ai bị xã hội hắt hủi: chuộc gái điếm khỏi nhà thổ, cho họ việc làm. Bà chiến tới cùng để bảo vệ người dân Làng Sắt. Tính hai mặt của việc phá môi trường cũng được đưa vào phim: đúng là Eboshi có đốn rừng, nhưng bà chỉ làm cái điều mà ai cũng làm nhằm cải thiện cuộc sống: phát triển công nghiệp nặng, cũng như rèn vũ khí. Ngay cả chúng ta cũng khác gì? Để được sống thoải mái, ta phí điện, phí nước, dùng chất hoá học lau nhà… nên cũng phải “tha thứ” cho Eboshi thôi. Eboshi giống ta.
Eboshi và các cô gái điếm bà từng chuộc về từ nhà thổ. Họ rất biết ơn Eboshi và nguyện bảo vệ Làng Sắt – nơi họ có công ăn việc làm ổn định – đến cùng, dù công việc này góp phần tàn phá thiên nhiên (một tình trạng khá quen thuộc hiện nay)
Tên Jigo – một tay sai lẻo mép của Nhật Hoàng – đến gặp Eboshi để thương lượng hợp tác làm ăn. Đây là cuộc hợp tác kiểu gì? Nhưng gì thì gì, Jigo là một trong số những tên nham hiểm đang nhăm nhe chiếm Làng Sắt. Nếu không nhờ bà Eboshi lúc nào cũng mạnh mẽ thì ngôi làng này chẳng trụ được lâu. Nếu bà chỉ độc ác thì chuyện dễ giải quyết quá rồi, nhưng cuộc sống lúc nào cũng có những người phức tạp khiến ta không biết nên yêu hay ghét. Miayazaki hiểu rất rõ điều đó nên phim của ông lúc nào cũng có chiều sâu.
Một chàng trai yêu hòa bình trong khi hai phụ nữ phát động chiến tranh? Miyazaki thích phụ nữ mạnh mẽ và phức tạp nên chuyện này chẳng có gì lạ. Ashitaka đóng một vai trò rất đàn ông điển hình: giữa hai người phụ nữ đẹp gấu ó với nhau, anh điềm tĩnh suy nghĩ nhận ra cái tốt cũng như cái xấu của từng người, và làm mọi cách để phe thần với phe người dừng chuyện phá hoại lẫn nhau, chứ anh không theo phe này chém giết phe kia.
Nhưng dù San có vẻ bắt đầu thích Ashiataka, thì mẹ của San – thần sói Moro – không ưa việc anh chàng này bén mảng đến gần con mình. Đây là cảnh Moro “nửa trò chuyện nửa hăm dọa Ashitaka” (như một bà mẹ vợ tương lai)
Nhưng Miyazaki được yêu thích không phải vì ông đưa ra ý tưởng này kia về giới tính, mà cho các nhân vật của mình hành động theo tính cách của họ. Rất nhiều đạo diễn khi làm phim về nữ anh hùng bị mắc phải tật: hô hào om sòm về nữ quyền mà bỏ bê nhân vật nam. Họ cho vai nữ chính đánh đông dẹp tây, không cần chàng nào giúp, nếu có thì chủ yếu giúp về mặt… tinh thần, với cương vị người yêu (đơn cử: Colombiana). Miyazaki không thế. Việc ai nấy làm. Công chúa sói San cũng như hoàng tử Ashitaka phải tự thân vận động để giái quyết vụ chiến tranh giữa thần và người, không ai tối ngày kè kè bên nhau để bảo vệ nhau hay làm hộ việc cho nhau; sự giúp đỡ tự nó phát sinh; người xem sẽ không cằn nhằn “lại anh hùng cứu mỹ nhân” khi thấy Ashitaka giúp San, cũng không cau mày “lại mỹ nhân cứu anh hùng” khi San cứu Ashitaka. Thay vì đề cao một giới (hay một phe) theo kiểu khẩu hiệu, Miyazaki nhẹ nhàng cho người xem thấy rằng mỗi người, mỗi giới có một vị trí của mình trong cuộc sống, phải làm việc mình cần làm, rồi việc gì đến sẽ đến.
“Thiên nhiên” trong mắt Miyazaki cũng không một phía, tuy ông yêu môi trường và muốn bảo tồn rừng, Miyazaki hiểu rõ “thiên nhiên” không phải là một người bạn dễ hòa đồng. Quả thật, chúng ta có khuyến khích con cái khám phá thiên nhiên đến mấy thì cũng không thể bỏ chúng ngoài biển nếu chúng không biết bơi. Các vị thần trong “Công chúa Mononoke” khá bạo lực, khó hiểu, bí ẩn, và rất nguy hiểm nếu họ nổi giận, vì bản chất của thiên nhiên là vậy. Miyazaki luôn cho người xem cái gì đó để suy nghĩ, “công chúa” của ông chẳng rỗi hơi hát hò, rồi chờ muông thú… bu tới nghe.
San và Ashitaka trong cảnh cuối của phim. Đa số các phim hoạt hình khác thì xem chưa đến nửa là đã đoán được kết cục, nhưng phim của Miyazaki giống như cuộc sống vậy, chả ai đoán trước được điều gì.
#hộpnhạc #hopnhac #musicbox #hopnhacmusicbox #hopnhacgo #hopnhactrongsuot #hopnhacacrylic #hopnhacDIY #hopnhacdaycot #hopnhacquaytay #phale # thuytinh #quatangtinhyeu #quatangtinhnhan #tinhyeu #tinhnhan #quatang #kyniem #quakyniem #vatkyniem #DIYღღ lưu giữ kỷ niệm đẹp ღღ
Tags:
ĐÓ ĐÂY